LỜI GIỚI THIỆU BỘ HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP

LỜI GIỚI THIỆU BỘ HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP

Ngày 22-12-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra quyết định về việc xuất bản lần thứ hai bộ Hồ Chí Minh Toàn tập. Bản quyết định nêu rõ: “Trước những diễn biến mổi của thế giới và những nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hơn bao giồ hết, việc thấm nhuần và làm đúng theo tư tưỏng Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng khắng định cách mạng nước ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

Thi hành quyết định của Ban Bí thư, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, sau một thời gian tích cực, khẩn trương chuẩn bị, đã hoàn thành việc SƯU tầm, bô sung và hoàn chỉnh bản thảo. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, gồm nhiều tập lần lượt ra mắt bạn đọc.

*
* *

Bộ HỒ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, tập hợp phần lổn những tác phẩm, bài nói, bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969 đã sưu tầm và xác minh được. Đây là một tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, là sự phản ánh sinh động, sâu sắc quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đưòng cứu nước và vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam, đồng thòi phản ánh quá trình Người cùng với Đảng ta tô chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Người đã “nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của học thuyết Mác – Lênin, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế nưổc ta; đồng thời, Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thông tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc đó. Việc Đại hội VII khắng định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.

Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ỏ các nưổc thuộc địa và phụ thuộc. Tư tưởng của Ngưòi đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”[1].

Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mổi ỏ nưổc ta ngày càng đi vào chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lổn, những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, đòi hỏi phải làm sáng tỏ đê tìm ra sự giải đáp, thì việc nghiên cứu, bảo vệ, vận dụng và phát triến tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống, trỏ thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác chính trị, tư tưỏng, lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta.

Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản ánh trong Hồ Chí Minh Toàn tập.

Sau gần mười năm tìm đường cứu nưổc, đặt chân lên nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ỏ các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sổm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, từ một người yêu nưổc nồng nhiệt, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, trỏ thành người cộng sản. Từ đó, Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiêu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lôi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đó cũng là nội dung tống quát của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng ”Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là điếm xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ một thanh niên thuộc địa, mất nưổc, ra đi tìm đường cứu nước, mục tiêu trước mắt của Người là giải phóng dân tộc. vấn đề đặt ra là trong điều kiện chủ nghĩa đê quốc đã trỏ thành một hệ thông thê giới, các dân tộc thuộc địa có thể bằng con đường nào để giành thắng lợi ? Dưới ánh sáng Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin và tấm gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc thuộc địa. Người khắng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”[2]. Người đưa ra hình ảnh so sánh nôi tiếng: Chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa hai vòi”, do đó cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vô sản ỏ chính quốc nhịp nhàng như hai cánh của một con chim. Vì bóc lột thuộc địa là một trong hai nguồn sống của chủ nghĩa tư bản, cho nên muốn đánh đô chủ nghĩa đế quốc, trước hết phải xoá bỏ thuộc địa của chúng đi. Do đó, cách mạng thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản ỏ chính quốc mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa nó cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước, và bằng thắng lợi của mình nó có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng anh em vô sản ở phương Tây. Người viết:

“Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tĩnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ỏ phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.

Đó là một luận điếm sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ỏ thuộc địa. Trên nền tảng lý luận đó, Người đã cùng vổi Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc gắn bó thống nhất với tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội. Vì cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đưòng cách mạng vô sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên con đưòng phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc sẽ là tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khắng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điếm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trên các lĩnh vực.

Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong Chính cương vắn tắt do Người khởi thảo, đã khắng định sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa khi đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong triển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thật vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ môi quan hệ hữu cơ giữa giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho bước chuyến biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là tư tưởng lớn thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử xã hội Việt Nam: chỉ có hoàn thành cácH mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954) mà còn xuyên suốt quá trình tiến hành đồng thòi hai chiến lược cách mạng khác nhau, nhưng có quan hệ khăng khít với nhau – cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ỏ miền Bắc (giai đoạn 1954-1975) cũng như trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền vổi chủ nghĩa xã hội là tổng hợp những quan điếm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lổn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Nắm được nội dung tư tưởng ấy, quán triệt đúng nguyên tắc chiến lược ấy của tư tưỏng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận để hiểu được con đường phát triển của cách mạng nước ta, đồng thời giúp hiểu rõ những nguyên nhân sâu xa và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay. Cũng trên cơ sở ấy hiểu rõ vì sao Đảng ta lại kết hợp được và kết hợp tốt sức mạnh của dân tộc ta và sức mạnh của thời đại trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tô quốc ta. Chân lý độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau trong tư tưỏng Hồ Chí Minh được cách mạng Việt Nam vận dụng thành công đã khắng định đó cũng là chân lý lớn của thời đại.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là một đóng góp của cách mạng Việt Nam vào kho tàng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vào lý luận cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay.

Ngày nay, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng, về mục tiêu, động lực … của chủ nghĩa xã hội ở nước ta… vẫn giữ nguyên ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới. Người nói: “Muôn biết ta tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào thì trước hết phải biết chủ nghĩa xã hội là gì?”.

Theo Ngưòi, mục tiêu của ” chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “mọi ngưòi được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”, về bản chất, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, “một xã hội không có chế độ ngưòi bóc lột người, một xã hội bình đẳng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là sự tăng trưởng kinh tế phải “gắn liền với sự phát trien khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân”, trong đó, con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa được phát triển cả về thể lực, trí lực, đạo đức và tinh thần. Tiến lên chủ nghĩa xã hội “là yêu cầu cấp bách của hàng chục triệu ngưòi lao động. Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng”. “Yêu Tô quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tô quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.

Xuất phát từ đặc điếm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước tạm thòi bị chia cắt, lại có chiến tranh, Ngưòi đề ra chủ trương: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sáng tạo độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, Ngưòi thưòng xuyên nhắc nhở phải đề phòng cách làm rập khuôn, giấo điều; cần xuất phát từ thực tế để tìm ra con đường đi riêng phù hợp với tình hình và đặc điếm của nước ta. Người nói: “Hiện nay, đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thê áp dụng những kinh nghiệm đó một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điếm riêng của ta”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới hiện nay nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hoá làm cho dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thố, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đâu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Có tư tưỏng đúng, đường lôi đúng, nhưng muôn vận dụng có hiệu quả còn đòi hỏi phải có phương pháp cách mạng đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy về phương pháp cách mạng Việt Nam. Phương pháp cách mạng của Người là sự vận dụng một cách sáng tạo phương pháp luận phô biến của chủ nghĩa Máe-Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thê của cách mạng nước ta để tìm ra những con đường, hình thức, biện pháp, … nhằm thực hiện mục tiêu. Đó cũng là sự kế thừa có chọn lọc và áp dụng sáng tạo vào điều kiện hiện đại những phương pháp suy nghĩ và hành động của các nhà tư tưởng, chính trị, quân sự Việt Nam trong lịch sử, là sự tông kết từ thực tiễn các phong trào cách mạng trong nước và trên thế giới.

Phương pháp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thông được thê hiện đa dạng và phong phú ở các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. Trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, lấy mục tiêu không thay đôi là độc lập, thông nhất của Tô quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm gốc, tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thế, tuỳ lĩnh vực và đôi tượng cụ thê mà có sự vận dụng linh hoạt, uyên chuyên những phương pháp khác nhau.

Điểm nổi bật của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, như Đảng ta đã tổng kết tại Đại hội lần thứ IV, đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; lợi dụng triệt để những mâu thuẫn nội bộ của địch, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù, giành thắng lợi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sức chăm lo xây dựng lực lượng bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi.

“Trước hết phải có Đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản lãnh đạo, đặc biệt trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền, là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng ta ra đòi từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, giữa lúc các phong trào yêu nước đang diễn ra sôi nổi. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Chủ nghĩa

Mác-Lênin kết hợp vổi phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đẳng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930″. Người nói, Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện ở chỗ nó được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kiên quyết đâu tranh chông mọi biếu hiện của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và “tả” khuynh. Người cũng nói rõ: “Đảng ta đại biếu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thê nhân dân lao động chứ không phải mưu cầu cho lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào”.

Đê xứng đáng là Đảng lãnh đạo, Người nêu yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thành “một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt đế”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đê đề phòng nguy cơ thoái hoá, biến chất, Người luôn luôn nhấn mạnh người đảng viên phải “suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đày tớ tận tuỵ của nhân dân”. Lần đầu tiên trong các đảng cộng sản cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên tư tưỏng: Đảng phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đày tó thật trung thành của nhân dân. Muốn thế, Ngưòi đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng cưòng mối liên hệ máu thịt với nhân dân.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo đức và nhân cách vô cùng cao thượng và trong sáng của Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Ngưòi cho rằng: “hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc”, nên ngay sau khi thành lập Đảng, Người đã đề ra chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh, một hình thức mặt trận dân tộc thông nhất rộng rãi chông đế quốc. Góp ý kiến về đường lối, chủ trương của Đảng thời kỳ 1936-1939, Người đã bô sung vào tên gọi mặt trận thành Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và nhắc nhở phải tránh hết sức để họ ỏ ngoài Mặt trận. Ngay sau khi về đến Cao Bằng năm 1941, Người đã cho tô chức thí điểm các hội quần chúng để rút kinh nghiệm tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh.

Nguyên tắc nhất quán trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là: lấy liên minh công nông làm nền tảng, tập hợp rộng rãi nhất mọi tô chức và cá nhân yêu nước, vừa đoàn kết, vừa đấu tranh; lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, trên cơ sở đó bảo đảm có sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thế, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế.

Phương pháp đi tới đại đoàn kết của Người là vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương …, lấy thắng thắn chân thành đê đối xử, lấy tin yêu giúp đỡ đê cảm hoá, trân trọng phát huy nhân tô’ tích cực, hạn chế, đấy lùi nhân tô’ tiêu cực, giúp cho mọi tổ chức và cá nhân đều tiến bộ và trưởng thành, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng chung.

Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh mãi mãi là một sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đoàn kết, tập hợp lực lượng đế đưa quần chúng ra đấu tranh giành tự do, độc lập. Kẻ thù đã dùng sức mạnh tàn bạo đế đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đôi với kẻ yếu”. Do đó “Trong cuộc đấu tranh gian khô chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.

Dưới ánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta đã lập nên những chiến công vang dội, được cả loài người khâm phục và ca ngợi. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Người nói: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị đê giành thắng lợi cho cách mạng”. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được thể hiện đặc sắc ở vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” với ba thứ quân – bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng, vấn đề khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Chính tư tưởng quân sự ấy đã chỉ đạo nhân dân ta đi tới thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám và tiếp đến tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh lâu dài nhất trong lịch sử. Để chông lại những kẻ thù có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn mình nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đưòng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trưòng kỳ, dựa vào sức mình là chính; chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng thật tốt mối quan hệ tiền tuyến – hậu phương. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lấy sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân làm nền tảng. Trên cơ sở đó mà phát huy tài thao lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kế thừa truyền thống quân sự quý báu của dân tộc và tiếp thu tinh hoa quân sự của thê giới. Chính Ngưòi đã cùng vổi Đảng ta nâng nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân ỏ thòi đại Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, Mặt trận, Quân đội, đồng thòi cũng là ngưòi sáng lập Nhà nưổc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong gần một phần tư thế kỷ ở cương vị Chủ tịch nhà nưổc, Người đã bỏ nhiều công sức cho việc xây dựng một nhà nưổc kiểu mổi. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin, chọn lọc, kế thừa cả những tinh hoa trong việc xây dựng nhà nước đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại.

Vấn đề cơ bản của nhà nước là quyền lực thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của ai. Đảng ta lãnh đạo nhân dân làm cách mạng là để giành quyền lùc về tay nhân dân. Ngưòi khẳng định “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”. “Tất cả quyền lùc trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta, đồng thòi, Người cũng nhấn mạnh tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc của Nhà nưổc.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một Nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là một Nhà nưổc làm cho mọi người dân biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; mặt khác Nhà nước đó “phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiếm soát của nhân dân”. Một trong những mốì quan tâm của Người là lo làm sao đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ chính quyền phù hợp với bản chất của Nhà nưổc ta, thấm nhuần tinh thần “dân là chủ, cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân”. Rất đề cao pháp quyền, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không lúc nào coi nhẹ vai trò của giáo dục đạo đức. Trong tư tưởng của Người, nhà nưổc pháp quyền chỉ phát huy được đầy đủ hiệu lực khi nó biết coi trọng kết hợp giáo dục đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội và Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, đồng thòi là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, hiện thân của tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thài đại. Người nói: “Cách mệnh Việt Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trên thế giới đều là đồng chí của dân Việt Nam cả”. Vì vậy, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, một mặt Người nhấn mạnh tư tưởng phải “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”, mặt khác Người luôn luôn kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đ3 và phối hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc địa, như hai cái cánh của một con chim. Trong kháng chiến chông Pháp, chông Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ, làm hết sức mình, đồng thời phải ra sức tranh

thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác và giúp đ3 của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong thế giới thứ ba và các lực lượng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Ngay đối với các nước tư bản phát triển, từ rất sớm, Ngưòi đã tuyên bố”: Việt Nam muốn “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, vì mục tiêu độc lập, hoà bình, hữu nghị và tiến bộ xã hội.

Một mặt ra sức tranh thủ sức mạnh của thời đại có lợi cho cách mạng

Việt Nam, mặt khác, Ngưòi không quên nhắc nhở nhân dân ta hết lòng, hết sức làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình đối với phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, coi “giúp bạn là tự giúp mình”. Hồ Chí Minh chính là biếu tượng của tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”.

Ngoài tư cách là anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thế giới biết đến như là nhà văn hoá lớn, nhà nhân văn chủ nghĩa lỗi lạc, nhà đạo đức với tấm gương sáng ngòi về phấm chất đạo đức của ngưòi cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ bàn nhiều đến đạo đức và vai trò của đạo đức trong đấu tranh cách mạng. Ngưòi nói: “Đạo đức là cái gốc của ngưòi cách mạng”. “Ngưòi cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Vì vậy, suốt đòi mình, Ngưòi kiên trì việc giáo dục phấm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh không ngừng “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; và bản thân Ngưòi là một tấm gương trọn vẹn của đạo đức mới: Suốt đòi phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thông nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đòi thưòng. Trong khi sử dụng lại một số’ khái niệm và thuật ngữ của đạo đức truyền thống vốn đã phổ biến và quen thuộc trong nhân dân, Ngưòi đã đưa vào đó những nội dung mới, mang ý nghĩa nhân văn và cách mạng của đạo đức mới. Những yêu cầu đạo đức Ngưòi nêu ra cho cán bộ, đảng viên nay đã trở thành hệ chuẩn mực đạo đức cơ bản của con ngưòi Việt Nam mới như: trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, phải “khô trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ”, biết yêu thương con ngưòi, có tình cảm quốc tế trong sáng…

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là bộ phận rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sông mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, được nhân dân tiếp nhận, vận dụng và nêu cao. Nó đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc, thành vũ khí của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các hiện tượng tha hoá về đạo đức của xã hội như quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp quần chúng…

Chúng ta còn tìm thấy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh những ý kiến chỉ dẫn thiết thực về những nguyên tắc và phương pháp xây dựng nền đạo đức xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Có thế nói, tính hoàn chỉnh của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bước phát triến mới, một cống hiến đặc sắc vào sự phát triển của đạo đức học Mác – Lênin và vẫn giữ nguyên giá trị soi sáng cho chúng ta trong việc giải quyết những vấn đề đạo đức xã hội hiện nay.

Cùng với tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một đóng góp rất có giá trị vào triết học về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là lý tưâng chính trị, lý tưởng đạo đức và cũng là lý tưỏng nhân văn của Ngưòi. Đốì với Hồ Chí Minh, giải phóng con người trước hết là giải phóng họ khỏi những tai hoạ do cái đói, cái rét, cái dốt gây nên. Cuộc chiến đấu đó không thể tách rời cuộc chiến đấu đê giải phóng dân tộc. Chỉ có thoát khỏi thân phận nô lệ, mỗi con người mới lấy lại được phấm giá làm người. Hơn nữa, đó còn là cuộc chiến đâu vì hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì sự giải phóng của toàn nhân loại. Đó chính là giá trị của nhân văn, một chủ nghĩa nhân văn hành động, chủ nghĩa nhân văn chiến đấu, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được biếu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, nó thấm đậm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người, được toả sáng trong từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần đối với mỗi con người; tất cả đều toát lên tình yêu thương, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin vào khả năng cải tạo của con người, dù cho họ có nhất thời lầm lạc. Bằng hành động và ứng xử của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình nghĩa.

Chủ nghĩa nhân văn là bản chất cốt lõi, là kết tinh của văn hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh được loài ngưòi tiến bộ suy tôn là một nhà văn hoá lân còn vì những thành tựu xuất sắc của Người trong lĩnh vực hoạt động và sáng tạo văn hoá. Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh được biểu hiện ở chỗ

Ngưòi thấy rõ và khắng định rất sớm vai trò quyết định của văn hoá trong chiến lược phát trien kinh tế – xã hội của đất nước. Ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thòi nưốc Việt Nam mới, Ngưòi đã đề nghị mở ngay chiến dịch chông nạn dôt. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem thói quen và những tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Ngưòi khắng định văn hoá là tinh hoa của dân tộc, văn hoá phải góp phần khắng định dân tộc và bản sắc dân tộc. “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do. Văn nghệ sĩ muôn có tự do thì phải tham gia cách mạng”. “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh chông lại mọi biếu hiện của chủ nghĩa kỳ thị – độc tôn về văn hoá. Là người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hoố phương Đông và phương Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chủ trương kế thừa truyền thông tốt đẹp của văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những tư tưỏng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá đang là kim chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thòi không ngừng mỏ rộng sự giao lưu văn hoá với thế giới.

Những giá trị phong phú và toàn diện nói trên đã làm cho Ho Chí Minh Toàn tập trỏ thành bộ sách kinh điển lổn nhất, có giá trị lý luận và thực tiễn cao nhất về cách mạng Việt Nam. Bộ sách đã phản ánh thiên tài trí tuệ của vị lãnh tụ – người thầy của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưỏng mácxít vĩ đại; đã phản ánh quá trình lịch sử 50 năm đấu tranh anh dũng và thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta dưổi sự lãnh đạo và dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tính khoa học đúng đắn và tính cách mạng sáng tạo của tư tưỏng Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm chứng. Trải qua những biến động của thòi cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào vô hạn của mỗi chúng ta. Dưổi ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mổi do Đảng ta khỏi xướng và lãnh đạo, theo mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Mỗi người Việt Nam hãy học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy lòng yêu nưổc, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc để xây dựng một nưổc Việt Nam mới, trong thời đại mổi, sánh vai vổi các nưổc tiên tiến trên thế giới.

*
* *

Được sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu của bộ Hồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ nhất, bộ Hồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ hai là một công trình lao động khoa học nghiêm túc của một tập thể đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, lưu trữ, biên tập, xuất bản thuộc nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước, ở trung ương và địa phương.

Tình hình chính trị trên thê giới đã và đang có những thay đôi sâu sắc. Sự nghiệp đổi mổi theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những vấn đề lý luận cấp bách đòi hỏi Đảng ta phải khấn trương nghiên cứu và giải đáp, phù hdp với yêu cầu và thực tiễn của đất nưổc. Nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh đang tăng lên. Công tác sưu tầm, phát hiện những văn kiện, tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả mổi, được bô sung vào bộ sách. Công tác dịch thuật, xử lý văn bản, giới thiệu, chú thích, tham khảo khoa học … cho bộ sách cũng được nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêm một bước nhằm giúp cho bạn đọc có điều kiện tìm hiếu một cách đầy đủ, chính xác tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng phản ánh được những thành tựu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.

Việc xuất bản lần thứ hai bộ Hồ Chí Minh Toàn tập đã cổ gắng đáp ứng những yêu cầu trên đây. Tuy nhiên, khối lượng công việc rất to lớn lại phải hoàn thành trong một thời gian gấp rút, mặc dầu tập thế đội ngũ biên tập đã có nhiều cổ gắng, song chắc chắn vẫn không tránh khỏi còn những nhược điểm và thiếu sót.

Nhân dịp bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, ra mắt bạn đọc, Hội đồng xuất bản cám ơn các nhà nghiên cứu, các cộng tác viên khoa học, đội ngũ cán bộ biên tập đã vượt qua nhiều khó khăn, khẩn trương hoàn thành bản thảo trong một thời gian ngắn.

Mong rằng bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, sẽ tạo thêm điều kiện đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu tư tưỏng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng vổi chủ nghĩa Máe- Lênin, thực sự là nền tảng tư tưỏng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.

HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN
BỘ HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP

[1] Nghị quyết của Bộ Chính trị số 09-NQ/TW, ngày 18-2-1995: về một sô định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay.

[2] Tất cả nhưng câu trích không có chú thích đều được rút ra từ trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
NHỮNG NGƯỜI BẢN XỨ ĐƯỢC ƯA
NHỮNG NGƯỜI BẢN XỨ ĐƯỢC ƯA Năm 1604, một người Anh tên là sếchxpia vôh là một nhà văn chuyên nghiệp, ông ta có nhã ý đưa ra một vồ kịch mà vai chính là một người da đen. Người da ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
TẬP DỊCH HAY LÀ KHỔ SAI
TẬP DỊCH HAY LÀ KHỔ SAI Hằng năm, người An Nam phải làm một số ngày không công cho Nhà nước "bảo hộ". Theo lệ, số ngày ấy định từ 10 đến 30 ngày. Nhưng khi có việc nhiều, chẳng hạn ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
ĐÔNG DƯƠNG – tập 1 Hồ Chí Minh toàn tập
ĐÔNG DƯƠNGTuy rằng Quốc tê Cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng đáng vối nó bằng cách coi nó là thuộc về những vấn đề thời sự khẩn trương nhất, nhưng trong ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
Không phải chủ nghĩa quân phiệt đâu, nhưng …
KHÔNG PHẢI CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT ĐÂU, NHƯNG...Ông Clêmăngxô đã chứng minh rất rành rọt cho thê giới nói chung, và cho người Mỹ nói riêng rằng nước Pháp không phải là một nước quân phiệt, cũng không phải là ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
NHỮNG THẢM HOẠ CỦA NỂN VĂN MINH
NHỮNG THẢM HOẠ CỦA NỂN VĂN MINHĐể truyền bá văn minh Pháp, bảo vệ danh dự lá quốc kỳ Pháp ỏ các thuộc địa xa xôi, người ta dùng những đội quân gồm toàn những tên lưu manh, những bọn ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
Sách và tư liệu
Nghìn lẻ một đêm – Chương 12
No img
- Nàng nói - Chuyện tôi kể hầu Người sau đây là một trong các ...
Đề & Đa Lý 10 kt kì 1-2015–THPT Thượng Cát
Đề & Đa Lý 10 kt kì 1-2015–THPT Thượng Cát
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THƯỢNG CÁT ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN VẬT LÝ ...
Ví dụ tìm giao tuyến của hai mặt phẳng – Sách bài tập hình học lơp 11 cơ bản
Ví dụ tìm giao tuyến của hai mặt phẳng – Sách bài tập hình học lơp 11 cơ bản
Xem thêm ví dụ minh họa tìm giao tuyến của hai mặt phẳng 
Vật lý 10 – ND3D. LỰC HƯỚNG TÂM
Vật lý 10 – ND3D. LỰC HƯỚNG TÂM
KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – LỰC HƯỚNG TÂM. VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN VÀ NÂNG ...