Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TỔ CHỨC LẠI, CHỐNG BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Mặc dầu nền công nghiệp lớn và cơ khí lớn chưa được phát triển hoàn toàn ở Trung Quốc, những tập tục gia trưởng chưa mất hẳn, công nhân Trung Quốc bị hai tầng áp bức của tư bản nước ngoài và của bọn quân phiệt bản xứ, đã bắt đầu hoạt động mạnh. Có khoảng một triệu người lao động đã chịu ảnh hưồng (trực tiếp hoặc gián tiếp) của sự tuyên truyền nghiệp đoàn và cách mạng.
Liên hiệp hải viên công hội Hồng Công có 30.000 hội viên. Họ đã phát động một cuộc đình công bôn tháng (từ tháng 12-1921 đến tháng 3-1922). Đe tỏ tình đoàn kết, quần chúng ngoài công hội đã tuyên bố tổng đình công. Những người thợ giặt và những người phục vụ cũng hưồng ứng phong trào. Kết quả là công nhân được tăng lương từ 20 đến 40%.
Liên hiệp hải viên công hội Thượng Hải có 15.000 hội viên. Một cuộc đình công ba tuần đã được tuyên bô tháng 7-1922. Kết quả là công nhân được tăng lương 20%.
Công nghiệp bông sợi sử dụng 72.300 công nhân, phần lớn là phụ nữ và trẻ em dưới tám tuổi. Ngày làm việc 12 giờ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đòi cải thiện điều kiện làm việc.
93 xí nghiệp dệt tơ lớn sử dụng 130.000 phụ nữ và thiếu niên nữ từ 8 đến 14 tuổi. Họ làm việc 11 giò mỗi ngày. Do hơi nóng của nước sôi thường xuyên toả ra và mùi khai của kén tằm, nên điều kiện làm việc của những nữ công nhân đó vô cùng khó khăn. Tháng 6-1922, một nữ công nhân đã chết vì tai nạn lao động do chữa cháy kém. Một cuộc đình công tự phát bùng nổ đê phản đối. Cuộc đình công đó được các xí nghiệp dệt ồ Thượng Hải hưồng ứng. Kết quả là giò làm việc hằng ngày giảm xuống hai giò.
Một cuộc đình công của thợ dệt Nam Kinh đã ngăn cản được độc quyền tơ sợi của thành phố sợi vào tay một tập đoàn kinh doanh Nhật.
Cuốĩ năm 1921, những người làm thuê cho chủ xe kéo nước ngoài, bao gồm 3.000 người tham gia nghiệp đoàn, đã đình công. Vì việc giảm lương được thực hiện do sáng kiến của các chủ người Pháp (900 xe kéo), nên những người đình công đói rách đã tô chức một đoàn “ăn xin” tuần hành trong tô giối Pháp, cảnh sát Pháp giải tán cuộc biếu tình và bắt giam những người lãnh đạo. cần nhố rằng: bọn chủ Pháp có toà án và nhà giam riêng để xét xử và giam giữ những người culi xe không thể trả nổi tiền thuế. Những người bị bắt giam bị đôi xử tàn tệ và nhiều người đã chết.
Những năm gần đây, có khoảng 200 culi xe bị bọn chủ giết hại.
Trong sô” 20 tờ báo xuất bản ở Hán Khẩu, công nhân có hai tò báo hằng ngày và một tờ báo hằng tuần. Mặc dầu bọn tư bản nước ngoài và tư bản bản xứ cô” hết sức dập tắt hoặc ngăn cản mọi phong trào giải phóng, nhưng những người công nhân Trung Quốc được sự giúp đỡ mạnh mẽ của những người trí thức tận tụy, đã tổ chức lại một cách nhanh chóng và hành động tốt đẹp.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo La Vie Ouvrière, ngày 16-3-1923.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!