MỘT SỰ SO SÁNH THÚ VỊ
Thê giối sẽ chỉ có nền hoà bình cuốĩ cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận vối nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ồ khắp mọi nơi mà họ gặp nó. Trong khi chò đợi ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi một cách nghiêm khắc, nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được lắng nghe vối tình cảm đậm đà trong nhân dân các nưốe châu Âu và châu Mỹ. Dư luận thê giối đốĩ vối các nưốc đang rên xiết dưối ách thống trị của nưốc ngoài không phải không làm cho những kẻ đi bóc lột các dân tộc lo sợ. Chính phủ Nhật Bản nhìn thấy trước hậu quả đáng buồn khi đã mở một cuộc chinh phạt rất lốn của chủ nghĩa quân phiệt, đang thừa nhận phải cải cách chế độ ở Triều Tiên theo một tinh thần khoan dung.
TỰ TRỊ Ở TRIỀU TIÊN
Một sắc lệnh của Hoàng triều, công bô’ở Đông Kinh, ngày 19-8- 1919, thừa nhận tự trị cho Triều Tiên, và tuyên bô’ những người Triều Tiên và Nhật Bản về mặt pháp luật đều bình đắng và đều được hưởng những quyền hạn ngang nhau, không phân biệt là người nưốc nào. Chúng ta cũng phải thấy trưốc rằng những người yêu nưốc Triều Tiên sẽ không vì thế mà lấy làm thoả mãn và họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn, bởi vì phải chăng họ phản đốĩ đạo sắc lệnh ấy vối lý do là nó cũng như tất cả các quy định luật pháp khác có giá trị nhiều hay ít còn tuỳ ở sự thực hiện ra sao nữa.
Rõ ràng là chúng tôi không hề đóng vai trò đáng khinh bỉ làm người biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật, mà là chúng tôi lên án nó cũng như lên án tất cả các thứ chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi cũng không so sánh một cách cụ thế chi tiết giữa chê độ cai trị của Nhật vối chế độ cai trị của Pháp, mặc dầu về nhiều mặt, sự so sánh ấy cũng sẽ làm lợi cho Nhật Bản, mà hiển nhiên nưốc này chưa bao giờ có ý định đầu độc người Triều Tiên bằng cách bắt buộc họ phải uống rượu và hút thuốc phiện; nhưng ngày nay, chính phủ Đông Kinh đã tuyên bô” chính thức giải phóng người Triều Tiên bằng cách đồng hoá họ hoàn toàn như những công dân Nhật Bản. Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nưốc Cộng hoà Pháp ồ Đông Dương vẫn cứ ngoan cô” kìm chân người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng một chút quyền tự do nào cũng như các quyền khác theo luật pháp quy định, thế mà ồ cái đế quốc mặt tròi mọc kia lại trịnh trọng tuyên bô cho cả một dân tộc được hưồng toàn bộ các quyền
công dân, cái dân tộc mà họ chỉ mối thông trị chưa đầy 15 năm, đê mưu cầu tránh được cái tai hoạ Nga dưối triều đại Nga hoàng.
SỰ NHỒI SỌ NHỮNG NGƯỜI DA VÀNG
Trong những năm chiến tranh, nhiều phong trào quốc gia quan trọng đã nổ ra ở Triều Tiên cũng như ỏ Đông Dương để lật đổ ách thống trị của người nưốc ngoài. Nhưng liền sau khi đã dập tắt được các phong trào phiến loạn, thì chính phủ Nhật Bản đã có ngay biện pháp xoá bỏ cái dĩ vãng của những biến cô” đau thương ấy bằng những cải cách tiến bộ và tìm cách hoà hợp dân tộc bị trị vối dân tộc thông trị bằng cách thừa nhận họ có những quyền ngang nhau theo luật pháp quy định. Còn như chính phủ thuộc địa Pháp thì vẫn ngoan cô” một cách ngây thơ cho rằng ở Đông Dương này muốn ràng buộc những người bản xứ thì chỉ cần vỗ về họ mãi mãi bằng những bài diễn văn long trọng, những luận điệu tuyên truyền gian ngoan và bằng những lời thề nguyên trung thành mà nó chỉ đáng giá ồ chỗ ngưòi ta đặt vào đấy: trong cái xứ này do thiếu sót hay nói cho đúng hơn, là do ý định của chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưối cũng đều có cái nạn tham nhũng mua quan bán chức, những bọn người mua bán được bằng tiền thì không phải là những thứ hàng hoá hiếm. Và để nhồi sọ những người da vàng, chính phủ thuộc địa đã sẵn sàng những biện pháp và phương tiện cực kỳ mạnh.
Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương Đông, chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ối chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi đã có kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy đê lập ra những tờ báo tiếng An Nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của Nhà nưốc và chuyên việc làm quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ và thưòng kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ồ thuộc địa.
Ay thê mà, Chính phủ Đông Dương lại muôn biến chính hệ thống nhồi sọ này thành chê độ tự do báo chí của người bản xứ đấy!
NHỮNG Sự HY SINH CỦA NGƯỜI AN NAM TRONG CHIẾN TRANH
Nếu người ta làm một bản thống kê những sự hy sinh bắt buộc cho nưốc Pháp mà nhân dân An Nam phải chịu đựng từ khi có chiến tranh, thì người ta sẽ thấy, về mặt tài chính, nhân dân An Nam đã phải gánh vác một phần lốn, có đến hàng trăm hàng ngàn triệu phrăng, do đóng góp tự do hay bắt buộc, mà chủ yếu thì bắt buộc hơn là tự do; về mặt đóng góp sức người, thì một nguồn nhân lực rẻ tiền đã lên tối con sô” hơn 100 ngàn người lao động và rất nhiều tiểu đoàn lính chiến đấu, kẻ trưốc người sau, họ đều bị trưng tập và bắt buộc đưa sang Pháp hay đi các nơi khác, còn sô ngưòi đi tình nguyện thì không sao kể xiết. Trong sô” những ngưòi lao động và binh lính An Nam ấy, đã có hàng mấy chục ngàn ngưòi ra đi mà không bao giờ còn trồ lại quê hương đất nưốc của họ nữa, chỉ vì một lý do rất đơn giản là họ đã chết. Kẻ này thì chết vì bị tai nạn đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ồ trong các công binh xưởng hoặc vì những sự hành hạ tàn bạo trong các trại lính; người kia thì bị chết trong cuộc chém giết khổng lồ của châu Âu trên đất Pháp và trên những cánh đồng đầy bệnh ôn dịch của các nưốc vùng Bancăng. Trong giò phút này, chỉ cần chúng ta đi qua miền Bắc nưốc Pháp là sẽ gặp ngay hàng ngàn người An Nam xấu sô” đương phải làm những công việc đào và đắp đất. Họ
chang khác gì những đoàn người nô lệ tù đày thật sự, chỉ còn thiếu có xiềng xích ở chân mà thôi, bởi vì ngưòi ta không sỢ họ bổ trốn.
Liệu nưốc Pháp sẽ làm được gì đôi vối Đông Dương để có thể so vối lòng hào hiệp của nưốc Nhật đốỉ vối Triều Tiên?
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo Le Populaire, ngày 4-9-1919.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!