Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
CÁC VỊ THỐNG TRỊ CUA CHÚNG TA
Thế là xong: số phận của 20 triệu dân An Nam mong muốn sắp được trao vào tay ông Mácxian Méclanh.
Anh sẽ hỏi tôi: Cái ông Méclanh ấy là ai ư? Chả gì thì đây cũng là một ông đã là quan cai trị các đảo Gă \ rồi Phó toàn quyền Tây Phi, rồi Toàn quyền thuộc địa này. Đó là một vị đã bỏ ra 36 năm cuộc đời mình để nhồi vào các cái sọ dân bản xứ về tất cả cái nền văn minh đầy ân huệ của nước Pháp.
Có lẽ anh sẽ bảo tôi rằng, thực là một tấn trò hề Đông Dươg to đùng khi đưa Ngài lên cai trị một đất nước mà Ngài không biết gì về nó cả.
Thì, đúng thế! Nhưng đó là cái mốt mà một bạn đồng nghiệp, hôm nọ cho biết ông đã thấy chễm chệ ngồi ồ vụ Tây Phi thuộc Pháp của Bộ Thuộc địa một cựu công sứ ồ Đông Dương. Một cựu công sứ khác ồ Tây Phi thì lại đảm nhiệm việc châu Phi xích đạo. Một cựu quan chức ồ Xuđă) thì lại được chọn đê phụ trách các vấn [1] đề về Mađagátxca, trong khi đó, ồ Hội chợ thuộc địa, người đại diện cho Camơrun lại là một quan chức chưa hề đặt chân lên nước này bao giờ.
Vả lại, cần quái gì, nếu quyền lợi của nước Pháp có bị Méclanh quản lý tồi thì đã sao, miễn là quyền lợi cá nhân của ông bộ trưởng được phục vụ tôt. Tò “Petit Bleu” bàn về sự bổ nhiệm tân thái thú đã nói thế này:
“Đừng có mà lầm; không phải lòng tham của ông Méclanh đã lái ông ta mà là lòng tham của ông Xarô đã gây ra mọi tai hại”.
Quả vậy, ông Xarô thì, như chúng tôi đã nói và chán vạn người cũng đã nói, muôn trồ lại Đông Dương và chắc chắn ông ta sẽ là người thế chân ngay ông Lông, nếu không có cuộc bầu cử nghị viện sắp diễn ra chừng mươi tháng tối. Thế nhưng, tuy có thèm muốn làm Toàn quyền Đông Dương đấy, ông Xarô lại không muốn vì thế bỏ chức vụ ồ nghị viện. Dân gian có câu tục ngữ: “Số phận ai hay sẽ thế nào”. Nghị sĩ hạ viện hay nghị sĩ thượng viện, thì biết đâu một sốm kia tỉnh dậy lại chả thấy mình là bộ trưởng, còn có thể là thủ tưống nữa ấy chứ; còn nếu chỉ là toàn quyền, nghĩa là viên chức, thì không làm bộ trưởng được.
Vậy thì vấn đề là hãy đặt ở Đông Dương một quan chức có thể gọi là tạm quyền, đế đến mùa xuân sang năm, sau kỳ bầu cử nghị viện, thì ông Xarô sẽ dễ dàng thế chân. Thế là ông nghĩ ngay đến việc chọn ông Méclanh vào cái vị trí chả thú vị gì ấy, bồi vì ông này sắp mãn hạn làm việc, chả bao lâu nũa ông đã đủ quyền về hưu.
Đó, vì sao ông Méclanh sắp lên đường sang Đông Dương, vì sao bao nhiêu công việc hũu ích mối bắt đầu ở Tây Phi bị ông xếp xó, vì sao ở Viễn Đông, ông sẽ chẳng làm việc gì đáng kể mà chắc sẽ chỉ làm cho xong việc sự vụ vì biết rằng mình cũng chang ở bao lâu, và vì sao nữa ở cái “Cộng hoà cẩm mà lách với nhau”này, tất cả đều [2] bị bỏ qua, tất cả đều tụt dốc, tất cả đều ngày càng tồi tệ, vì quyền lợi cá nhân của ông này hay ông nọ bao giờ cũng đều đặt lên trên quyền lợi chung của đất nước.
N. Báo Le Paria, số’ 14, tháng 5-1923.
[1] ) Gambier, quần đảo nhỏ thuộc Pháp ở Thái Bình Dương.
2) Indochinoiserie-, từ ngữ tác giả đặt ra phỏng theo từ “chinoiserie” trong tiếng Pháp, xuất phát từ chinois: Trung Quốc; chinoiserie (trò Tàu), chỉ cái gì kỳ quặc, vì người Pháp trước đây cho rằng cái gì ỏ Trung Quốc cũng là kỳ quặc. Cũng như chinoiserie, Indochinoiserie được đặt ra đê chê giễu.
- Xuđăng thuộc Pháp, bây giờ là nước Mali, khác vối Xuđăng thuộc Anh, bây giờ là nước Xuđăng.
[2] Thành ngữ đê chỉ một cộng đồng thiên vị nể nang, móc ngoặc nhau, không coi trọng lợi ích chung. Dịch sát nghĩa là “Cộng hoà các đồng chí”, nguyên bản viết tiếng Pháp là “République des Camarades”.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!