Đông dương và Thái bình dương

ĐÔNG DƯƠNG VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG

Lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới sắp tới – Nước Pháp muôn khai thác các thuộc địa – Các thuộc địa Pháp sông lay lắt như thế nào – Người An Nam bị bóc lột nặng nề thêm.

Mối thoạt nhìn, thì dưòng như vấn đề Đông Dương và Thái Bình Dương không hên quan gì đến công nhân châu Âu. Nhưng nếu người ta nhố lại rằng:

  1. Trong thời kỳ cách mạng, các nước Đồng minh không tấn công được nước Nga từ phía Tây, đã tìm cách tấn công từ phía Đông. Thế là các cường quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ và Nhật, đã cho quân đội đổ bộ lên Vlađivôxtốc, đồng thời nước Pháp cũng gửi những đạo quân người Đông Dương sangXibêri đế giúp bọn bạch quân.
  2. Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó. Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản đó. Cho nên các đồng chí Nga cần phải biết rõ tất cả lực lượng và tất cả các mánh khoé trực tiếp hay gián tiếp của đối thủ của mình.
  3. Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều huống cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước [1] thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thê giới mối mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh.

Xem thê thì ta thấy rõ rằng vấn đề Thái Bình Dương là vấn đề mà tất cả mọi người vô sản nói chung đều phải quan tâm đến.

*

Muôn xây dựng lại nước Pháp đã bị cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa tàn phá, Bộ Thuộc địa Pháp đã thảo một dự án khai thác các thuộc địa. Dự án đó nhằm khai thác những tài nguyên của các nước thuộc địa để làm lợi cho chính quốc. Cũng dự án ấy nói rằng Đông Dương phải giúp đõ các thuộc địa khác ồ Thái Bình Dương đẩy mạnh sản xuất của họ lên, đê làm cho cả các thuộc địa đó cũng trở thành “có ích” cho chính quốc. Nếu dự án được thực hiện, thì nhất định là Đông Dương sẽ lâm vào tình trạng giảm sút dân sô và bần cùng.

Thế nhưng, mối đây, mặc dầu bị dư luận An Nam phản kháng, Hội đồng chính phủ Đông Dương cũng đã nhất trí tán thành dự án ấy. Muốn hiểu rõ sự nhất trí đó có giá trị đến đâu, thì cũng cần biết rằng Hội đồng đó gồm có Toàn quyền Đông Dương, Tưống tổng tư lệnh quân đội Đông Dương và độ ba chục viên chức cao cấp người Pháp, cộng thêm năm viên quan lại bản xứ do viên Toàn quyền nặn ra. Ây thế mà tất cả các ngài ấy lại cho rằng họ thay mặt cho cả Đông Dương và hành động vì lợi ích của nhân dân An Nam! Các bạn hãy tưởng tượng mà xem, người étxkimô^ hay người Dulu[2] [3] mà lại quyết định vận mệnh của một dân tộc châu Âu!

*

Theo sự thú nhận của các nhà cầm quyền thì các thuộc địa ỏ Thái Bình Dương đương lâm vào tình trạng suy tàn, và chỉ sống – nếu như thế mà có thể gọi được là sống – một cuộc sống càng ngày càng lụn bại đi. Sự thật thì trong một thời gian ngắn, các đảo đông dân cư, đã hoàn toàn thưa hắn đi vì rượu cồn và lao dịch. Quần đảo Máckidơ[4], trước đây 50 năm, đông đến 20.000 người, mà bây giờ chỉ còn có 1.500 người yếu đuôi và thoái hoá. Trong vòng 10 năm, dân số đảo ) giảm đi 25%. Trong số những dân cư đang chết dần chết mòn di như thế, chủ nghĩa đê” quốc Pháp lại còn cưốp đi hơn

  • người đê làm bia đỡ đạn cho chúng. Thật khó mà tưồng tượng được tình trạng tàn lụi của một giông người lại nhanh đến như thế. Nhưng đó lại là một sự thật mà người ta có thê thấy được ồ nhiều thuộc địa. (Ớ các miền thuộc Cônggô, trong vòng 20 năm, dân số từ
  • người đã giảm xuống chỉ còn 30.000. Đảo Xanh  và Micơlô năm 1902 có 6.500 dân, đến năm 1922, thuộc địa này chỉ còn có 3.900 người mà thôi, V.).

Hầu hết các đảo ồ Thái Bình Dương thuộc Pháp đều được nhượng cho các công ty khai khẩn đồn điền. Các công ty này tưốe đoạt ruộng đất của người bản xứ và bắt họ làm như nô lệ vậy. Đây là một thí dụ chứng tỏ rằng người ta đôi xử với công nhân bản xứ như thế nào. 200 người chuyên mò ngọc trai đã bị các hẵng Pháp ồ châu ức bắt ép đưa đi các đồn điền cách quê hương của họ đến 800 hải lý… (Thật không khác đưa thợ may đi làm mỏ). Họ bị dồn xuống một chiếc thuyền buồm nhỏ chỉ vừa chỗ cho 10 người và không có qua một phương tiện nào phòng lúc đắm thuyền. Họ bị đưa ngay xuống thuyền không kịp nhìn mặt vợ con nữa. Suốt hai năm ròng, những người công nhân khôn khổ ấy bị đầy đoạ trong các trại của công ty. Nhiều người bị đôi xử tàn tệ. Nhiều người đã vì thế mà chết.

Các bạn hãy cộng thêm vào sự bóc lột vô nhân đạo ấy sự tồi tệ của bọn vô lương mà đê” quốc Pháp giao cho cai trị các đảo đó, thì các bạn sẽ thấy tất cả cái tốt đẹp của chê độ bóc lột và áp bức đang đưa các nước bị chiếm làm thuộc địa ở Thái Bình Dương đến chỗ chết và diệt vong.

* [5] [6] [7] [8]

Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc đã tiến tối một trình độ hoàn bị gần như là khoa học. Nó dùng những người vô sản da trắng đế chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng. Chiến công đáng buồn của người Xênêgan là đã giúp bọn quân phiệt Pháp giết hại anh em của mình ở Cônggô, Xuđăng, Đahômấ, Mađagátxca. Người Angiêri đã sang đánh Đông Dương. Người An Nam thì sang đóng đồn canh phòng ồ châu Phi, vân vân và vân vân. Trong cuộc đại chiến, hơn một triệu nông dân và công nhân thuộc địa đã bị đưa sang châu Âu để chém giết nông dân và công nhân da trắng. Vừa rồi, người ta đã đem lính người bản xứ bao vây lính Pháp ở miền Ruya, và phái lính pháo thủ thuộc địa đi dẹp những người Đức bãi công. Non một nửa quân đội Pháp là người bản xứ, ưốc chừng 300.000 người.

Ngoài việc dùng các thuộc địa về mặt quân sự như vậy, chủ nghĩa tư bản còn sử dụng các thuộc địa đề bóc lột về mặt kinh tê bằng những cách thật tinh vi. Người ta thưòng thấy rằng những vùng nào ở Pháp và những nghề nào đó mà tiền công bị hạ xuống, thì trước đó thê nào cũng có việc tăng thêm nhân công thuộc địa. Người bản xứ đã được dùng để phá các cuộc bãi công. Hiện nay chủ nghĩa tư bản dùng một thuộc địa này làm công cụ để bóc lột một thuộc địa khác, đó là trường hợp Đông Dương và Thái Bình Dương.

*

Mặc dầu các nhà cầm quyền khua chiêng gõ trống để lừa gạt người ta, nhưng sự thật thì Đông Dương đã kiệt quệ rồi. Suốt trong những năm 1914-1918, người ta bắt gần mười vạn người An Nam (con số của nhà cầm quyền là 97.903 người) phải bỏ ruộng vườn để sang châu Âu. Mặc dầu thiếu người sản xuất, Đông Dương cũng đã buộc phải gửi đi 500.000 tấn ngũ cốc để góp phần bảo vệ những kẻ áp bức mình. Những công trái Chiến thắng đã bòn rút đi hàng trăm triệu phrăng. Mỗi năm, người An Nam đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để nộp khoảng chừng 450.000.000 phrăng hầu hết chỉ để 1 nuôi béo bọn ăn bám. Ngoài ra, họ lại còn phải gánh những khoản chi tiêu rất lớn về quân sự mà Bộ trưởng Bộ Thuộc địa gọi một cách văn hoá là “khoản đảm phụ của dân con”.

Chính ồ cái xứ đã bị bóp nặn, gầy còm trơ cả xương ra này, bây giờ người ta lại còn sắp bòn rút đi hàng bao nhiêu triệu bạc và hàng bao nhiêu vạn người nữa (bắt đầu, người ta bắt đi 40.000 người) để thoả mãn túi tham không đáy của bọn chủ đồn điền và tham vọng cá nhân của một bầy chính khách vô hêm sỉ.

Làm đồi truy tất cả nòi giống An Nam bằng rượu và thuốc phiện, chưa đủ. Mỗi năm bắt đi hàng 4 vạn người “tình nguyện đầu quân” để đem lại vinh quang cho chủ nghĩa quân phiệt vẫn chưa đủ. Biến một dân tộc 20 triệu người thành một cái kho thuế lớn, cũng vẫn chưa đủ. Người ta còn sắp tặng thêm cho chúng tôi chế độ nô lệ nữa kia đấy.

*

Những hành động đê quốc chủ nghĩa ấy không những chỉ nguy cho riêng vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương, nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa. Nhật Bản chỉ huy các trạm điện báo ở đảo Yáp. Mỹ chi tiêu hàng bao nhiêu triệu đôla để cải tiến các ổ súng đại bác trên các tàu chiến ở Thái Bình Dương. Anh sắp biến Xanhgapo thành một căn cứ hải quân. Pháp thấy cần phải thiết lập một hệ thống thuộc địa ở Thái Bình Dương.

Sau Hội nghị Oasinhtơn44, việc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bọn đế quốc ngày càng trở nên điên cuồng hơn; những cuộc xung đột chính trị ngày càng trở nên không thế tránh khỏi. Những cuộc chiến tranh đã từng nổ ra vì vấn đề An Độ, châu Phi và Marôc. Những cuộc chiến tranh khác sẽ có thể nổ ra vì vấn đề Thái Bình Dương, nếu giai cấp vô sản không cảnh giác.

NGUYỄN ÁI QUỐC

Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 18, ngày 19-3-1924.

[1] Một phần bài này đăng lại trên báo Le Paria, số’ 24, tháng 4-1924.

[2]  Dân cư miền Bắc cực.

[3]   Những bộ tộc ở miền Nam châu Phi.

[4] Nay là nước Cộng hoà nhân dân Bênanh.

[5]   Những đảo ở châu úc thuộc Pháp.

[6]   Những đảo ở Bắc châu Mỹ thuộc Pháp.

[7]   Những đảo ở châu úc thuộc Pháp.

[8] Nlmig ®*0 ê B3/tC ch©uMủ thuéc Pli.p.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
LÒNG NGAY THẲNG CỦA CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊA
LÒNG NGAY THẲNG CỦA CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊATrong thời chiến tranh vinh quang, để có được những "tình nguyện quân", người ta đã hứa trời hứa biển với dân bản xứ. Chiến tranh hết, những lời hứa trang trọng ấy ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
QUYỂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH
QUYỂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH ."Những người lính chiến có quyền đốỉ vối chúng ta", ông Clêmăngxô, người cha của chiến thắng đã nói như vậy. "Những ngưòi lính chiến có quyền đốỉ vối chúng ta", những ngưòi con, những ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
BÁO CÁO GỬI QUỐC TẾ CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
BÁO CÁO GỬI QUỐC TẾ CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNGTÓM TATChính trịKhông có chính đảng: Đất nước bị cai trị theo cách như sau:Nam Kỳ và Bắc Kỳ bị cai trị trực tiếp bồi các nhà cầm quyền Pháp với những ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
ĐỘNG VẬT HỌC – HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP
ĐỘNG VẬT HỌC"Càng học càng thấy mình dốt", đó là câu ngạn ngữ châu Á, câu ngạn ngữ đó trái vối thông thường, không phải là một trò Tàu, mà là một chân lý chung rộng.Ví như ông Giôdép Caiô, ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
ĐÔNG DƯƠNG – tập 1 Hồ Chí Minh toàn tập
ĐÔNG DƯƠNGTuy rằng Quốc tê Cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng đáng vối nó bằng cách coi nó là thuộc về những vấn đề thời sự khẩn trương nhất, nhưng trong ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
Sách và tư liệu
Chương trình môn Vật lý lớp 10 giảng dạy tại Tt Nhân Thành
Chương trình môn Vật lý lớp 10 giảng dạy tại Tt Nhân Thành
THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH NÂNG CAO CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - 2015
Toán 9_Thi vào 10_21 đề có giải chi tiết
No img
"When in Rome, do as the Romans."
Đề kiểm tra nhận xét sinh viên- Vật lý tín chỉ 2 – 9/2014
Đề kiểm tra nhận xét sinh viên- Vật lý tín chỉ 2 – 9/2014
Các bạn hãy tự tìm tòi và trình bày ngắn gọn tất cả những gì hiểu có thể giải thích ...
HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ MỘT PHƯƠNG DIỆN ÍT NGƯỜI BIÊT CUA NỂN VĂN MINH MỸ
No img
HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ MỘT PHƯƠNG DIỆN ÍT NGƯỜI BIÊT CUA NỂN VĂN MINH MỸAi cũng biết giống người da ...