Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
MẤY Ý NGHĨ VỂ VẤN ĐỂ THUỘC ĐỊA
Từ khi Đảng Cộng sản Pháp đã thừa nhận 21 điều kiện của Mátxcơva18 và gia nhập Quốc tế thứ ba19, Đảng đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn trong số các nhiệm vụ khác: chính sách thuộc địa. Đảng không thể thoả mãn vối những bản tuyên ngôn chỉ thuần là bằng tình cảm và không có kết quả gì như thòi Quốc tế thứ nhất20 và Quốc tế thứ hai21 nữa, mà cần phải có một kê hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệu quả và thiết thực.
Trong vấn đề này, Đảng gặp nhiều khó khăn hơn mọi vấn đề khác, và đây là những khó khăn chủ yếu:
- Diện tích các thuộc dịa rất rộng. – Không kể những “khu vực uỷ trị” mối, lấy được từ sau chiến tranh, nưốc Pháp có:
Ở châu Á, 450.000 km2 ; ồ châu Phi, 3.541.OOOkm2 ; ồ châu Mỹ,108.000 km2; ồ châu Đại Dương, 21.600km2 . Tổng cộng:
- km2 (gần gấp tám lần diện tích nưốc Pháp) vối một dân số là 47.000.000 ngưòi. Sô dân đó nói hơn 20 thứ tiếng khác nhau. Tình trạng có nhiều tiếng nói khác nhau như vậy làm khó khăn cho công tác tuyên truyền, bồi vì trừ mấy thuộc địa cũ ra, thì một tuyên truyền viên ngưòi Pháp chỉ có thể nói chuyện vối quần chúng bản xứ qua người phiên dịch mà thôi Mà phiên dịch thì khó nói lên được hết ý, vả lại trong những xứ bị cai trị một cách độc đoán ấy, thật khó mà tìm ra được một ngưòi phiên dịch những lòi lẽ cách mạng.
Lại còn những trồ ngại khác nữa. Tuy người dân bản xứ ồ tất cả các thuộc địa đều là những người bị áp bức và bóc lột như nhau, nhưng trình độ văn hoá, kinh tế và chính trị giữa xứ này với xứ khác lại rất khác nhau. Giữa An Nam vối Cônggô, Máctiních hay Tân Đảo, hoàn toàn không giống nhau chút nào, trừ sự cùng khổ.
- Tình trạng thờ ơ của giai cấp vô sản chính quốc đôi với các thuộc địa. – Trong những luận cương về vấn đề thuộc địa22, Lênin đã tuyên bô” rõ rệt rằng “nhiệm vụ của công nhân ở các nUốc đi chiếm thuộc địa là phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng của các nưốc phụ thuộc”. Muốn thế, công nhân ở chính quốc cần phải biết rõ thuộc địa là cái gì, phải biết những việc gì đã xảy ra ở thuộc địa, biết rõ nỗi đau khổ – hàng nghìn lần đau khổ hơn công nhân ở chính quốc – những người anh em của họ, những người vô sản thuộc địa phải chịu đựng. Tóm lại là công nhân ở chính quốc phải quan tâm đến vấn đề thuộc địa.
Tiếc thay, một sô” đông chiến sĩ vẫn còn tuồng rằng, một thuộc địa chang qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh vối mấy người khác màu da, thê” thôi. Và họ hoàn toàn không đế ý gì đến.
- Tình trạng dốt nát của người dân bản xứ. – Trong tất cả các nUốc thuộc địa, ở cái xứ Đông Dương già cỗi kia cũng như ồ xứ Đahômây trẻ trung này, người ta không hiếu đấu tranh giai cấp là gì, lực lượng giai cấp vô sản là gì cả, vì một lẽ đơn giản là ồ đó không có nền kinh doanh lốn về thương nghiệp hay công nghiệp, cũng không có tổ chức công nhân. TrUốc con mắt ngưòi dân bản xứ, chủ nghĩa bônsêvích – danh từ này vì thưòng được giai cấp tư sản dùng đến luôn, nên đặc sắc hơn và mạnh nghĩa hơn – có nghĩa là: hoặc sự phá hoại tất cả, hoặc sự giải phóng khỏi ách nUốc ngoài. Nghĩa thứ nhất gán cho danh từ ấy làm cho quần chúng vô học và nhút nhát xa lánh chúng ta; nghĩa thứ hai thì dẫn họ đến chủ nghĩa quốc gia. cả hai điều đó đều nguy hiểm cả. Chỉ có một sô” ít người trong nhân dân hiếu được thê nào là chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sô” người thượng lưu ấy,- thuộc giai cấp tư sản bản } và là cột trụ của giai cấp tư sản thực dân, – cũng không thích thú gì việc chủ nghĩa cộng sản được ngưòi ta hiếu và được truyền bá rộng rãi cả. Trái lại, giống như con chó trong chuyện ngụ ngôn, họ lại thích đeo cái vòng cố đê kiếm miếng xương của chủ. Nói chung, quần chúng căn bản là có tinh thần nối dậy, nhưng còn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng, nhưng họ chưa biết làm cách nào đề đạt được mục đích ấy.
- Những thành kiến. – Vì giai cấp vô sản ồ cả hai đằng đều không hiếu biết lẫn nhau, nên đã nảy ra những thành kiến. Đốỉ vối công nhân Pháp, thì ngưòi bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kế, không có khả năng đê hiếu biết được và lại càng không có khả năng hoạt động. Đôi. vối người bản xứ, những ngưòi Pháp – mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là những kẻ bóc lột độc ác. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản không bỏ lỡ dịp lợi dụng sự nghi kỵ lẫn nhau đó và sự phân biệt đắng hạng giả tạo về nòi giống đó đê ngăn cản việc tuyên truyền và đê chia rẽ những lực lượng đáng phải đoàn kết lại.
- Đàn áp dã man. – Nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát triển nền kinh tế ỏ thuộc địa, thì họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc. Nhũng người như ông Găngđi và ông Đờ Valơra có lẽ đã lên thiên đàng từ lâu rồi nếu các ông ấy sinh ỏ một trong những thuộc địa của Pháp. Bị tất cả mọi thứ thủ đoạn thâm hiểm của các toà án quân sự và toà án đặc biệt vây xung quanh, một người chiến sĩ ở bản xứ khó lòng tiến hành việc giáo dục đồng bào bị áp bức và dốt nát của mình mà không sa vào nanh vuốt của các nhà đi khai hoá cho họ.
Trưốc những khó khăn ấy, Đảng phải làm gì?
Tăng cường công tác tuyên truyền của Đảng để khắc phục.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo L’Humanité, ngày 25-5-1922. [1]
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!