Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
LÊNIN VÀ CÁC DÂN TỘC PHƯƠNG ĐÔNG
Nếu giai cấp vô sản phương Tây coi Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ, một người thầy thì các dân tộc phương Đông lại coi Lênin là một người con vĩ đại hơn nữa, cao quý hơn nữa, nếu tôi có thê nói như vậy.
Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đòi tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tối các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hương về Người, không gì ngăn cản nổi.
Quen bị đối xử như những kẻ lạc hậu, thấp hèn, các dân tộc phương Đông đã coi Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể. Không những họ biết ơn Người mà còn tha thiết yêu mến Người. Họ tôn kính Người tương tự như tôn kính cha mẹ. Có thấy các sinh viên Trường đại học các dân tộc phương Đông khóc sưng cả mắt, có thấy các chàng trai trẻ đó nức nở khi biết tin Lênin từ trần thì mối hiểu thấu được tình yêu của họ đốì với Người.
Lênin từ trần, đó là cái tang chung cho toàn thế giới. Quốc dân đảng60 (đảng nhân dân, hiện nắm chính quyền ở Hoa Nam) đang họp đại hội thì được tin Lênin mất. Toàn thể đại hội đứng ngay dậy và buổi họp được bế mạc để tỏ ý để tang Lênin. Theo đề nghị của bác sĩ Tôn Dật Tiên, Chính phủ Quảng Châu đã quyết định ngừng các cuộc biểu diễn nghệ thuật trong ba ngày. Tất cả các công sở đều treo cò rủ, các đoàn thể văn hoá, chính trị, kinh tê ồ các địa phương và ồ Bắc Kinh, chủ yếu là các hội sinh viên và các tổ chức công nhân, đều tổ chức một cách trọng thể lễ truy điệu nhà cách mạng vĩ đại. Cũng trong dịp này, các đoàn thể ấy đều nhất trí biểu quyết đòi phải thừa nhận ngay lập tức chính quyền xôviết. Sinh viên đã quyết định dựng một bức tượng Lênin trong công viên lớn nhất ồ Bắc Kinh.
Nghị viện Trung Quốc đã gửi điện chia buồn.
Phụ nữ cũng khóc thương Lênin. Ớ Trung Quốc, cũng như ồ tất cả các nước phương Đông, phụ nữ rất ít biết những sự việc xảy ra trên thê giới, họ thờ ơ với những sự việc ấy. Nhưng họ đã để tang Lênin. Như vậy là những biểu hiện của phụ nữ Trung Quốc trong hoàn cảnh đau đốn này có một ý nghĩa lịch sử. Một mặt, điều đó chứng tỏ rằng phụ nữ phương Đông đã thức tỉnh; mặt khác, chứng tỏ rằng người thầy vĩ đại đã được tất cả mọi người, nam cũng như nữ, những người bình thường nhất cũng như những người tiên tiến nhất, đều hiếu và yêu mến. Vì thế, tôi xin dịch ra đây bài kêu gọi của một nữ sinh viên, đăng trong một tờ báo phụ nữ ồ Thượng Hải:
“Hỡi các chị em!
Từ khi có chủ nghĩa tư bản, toàn bộ cơ thê xã hội đều bị ảnh hưởng tai hại của nó. Các vật phẩm do tất cả mọi người sản xuất ra, đáng lẽ phải thuộc về tất cả mọi người thì lại thuộc đặc quyền của một vài người! Ách áp bức kinh tế đã nô dịch con người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành những đồ vật tuỳ thuộc quyền sử dụng của nam giới!
Từ bao thế kỷ nay, bao nhiêu triệu con người đã bị xiềng xích như thế? Bao nhiêu triệu đàn bà đã bị hy sinh?
Trong lúc cuộc chiến tranh thê giái đang diễn ra ác hệt, trong lúc hàng triệu con người không làm hại đêh ai, đang muốn sông, nhưng
lại bị đưa vào chỗ chết, Lênin đã đạp bằng gian khổ và khó khăn, đã thức tỉnh giai cấp vô sản Nga nổi dậy, đã tổ chức các xôviết.
Lênin không những chỉ giải phóng nam giới và nữ giới trên đất nước Tiên sinh, mà còn chỉ đường cho tất cả những người nghèo khổ trên thê giới. Và bất chấp bọn bạch vệ tấn công ồ bên trong, bọn tư bản bao vây bên ngoài, ý chí kiên cưòng của Lênin đã cứu đồng bào của Tiên sinh ra khỏi cảnh đau khổ và lầm than, và đã nêu cao ngọn cò của Quốc tế cho tất cả những người bị áp bức.
Điều đó há chang đáng đê chúng ta kính cẩn mặc niệm trước anh hnh vĩ đại của Tiên sinh hay sao?
Ngày 21 tháng 1 há chang đáng mãi mãi là một ngày tang cho tất cả những nam nữ đang chịu khổ cực hay sao?
Nước Nga đang tiến đến chỗ phồn vinh. Nhưng muốn có được một nền hoà bình thật sự, thì còn phải tiến lên hơn nữa và còn phải làm nhiều việc hơn nữa. Loài người đang thức tỉnh; nhưng muốn tự giải phóng hoàn toàn, thì còn phải đấu tranh. Thế mà giờ đây, người thầy đột ngột từ giã chúng ta, chưa được trông thấy kết quả cuối cùng của sự nghiệp của mình.
Những người có tâm huyết làm sao mà có thể cầm được nước mắt? Những người bị áp bức, nam và nữ, há lại không nên nhận lấy nhiệm vụ mà Lênin đã để lại và tiến lên hay sao? Tiến lên!
Các chị em thân mến!
Chúng ta hãy tổ chức truy điệu một cách trọng thể Người đã suốt đòi đấu tranh chống cảnh cùng khổ và ách áp bức của các dân tộc, Người đã đấu tranh cho thế giới đến hơi thở cuốĩ cùng!”.
Để kết thúc, chúng ta hãy chú ý rằng để chỉ Lênin, thì khi nói hay viết, người Trung Quốc đều chỉ dùng từ “Tiên sinh”, một từ vinh dự đồng nghĩa với “Tử” (Khổng Tử, Mạnh Tử) và có nghĩa là: thầy.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo Le Parm, số 27, tháng 7-1924.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!