Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
CÁCH MẠNG NGA VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muôn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra. Cách mạng Nga rất
hiểu rõ điều đó. Vì thê nó không vừa lòng với việc đọc những bài diễn văn rỗng tuếch và viết ra những quyết định “nhân đạo” đốỉ với các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh, giúp đổ họ bằng tinh thần và vật chất như Lênin đã tuyên bô trong luận cương của Người về vấn đề thuộc địa. Cách mạng Nga đã triệu tập Đại hội Bacu51; hai mươi mốt dân tộc phương Đông đã phái đại biểu tối dự Đại hội đó. Những đại biểu của các đảng công nhân phương Tây cũng tham gia công việc của Đại hội. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản ồ các nước phương Tây đi xâm chiếm và giai cấp vô sản các nước bị xâm chiếm ồ phương Đông đã thân mật nắm tay nhau và cùng nhau tìm cách đấu tranh có hiệu quả chông chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của họ.
Sau cuộc Đại hội lịch sử ấy, mặc dầu đang vấp phải những khó khăn trong nước và ngoài nưóc, nước Nga cách mạng không hề một chút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thắng lợi. Một trong những việc quan
trọng đầu tiên của nó là thành lập Trường đại học phương Đông.
Trường đại học phương Đông hiện nay gồm có 1.025 sinh viên, trong đó có 151 nữ sinh. Trong số sinh viên ấy, có 865 đảng viên cộng sản. Thành phần xã hội của học sinh như sau: 547 nông dân, 265 công nhân, 210 trí thức vô sản. Nếu người ta chú ý rằng các nước phương Đông đều là những nước hầu như hoàn toàn nông nghiệp thì sẽ dễ hiểu vì sao sô sinh viên nông dân chiếm tỷ lệ cao hơn. Ớ Ân Độ, ồ Nhật, ồ Trung Quốc – nhất là ồ Trung Quốc, phần nhiều là các trí thức trung thành với sự nghiệp của giai cấp công nhân đang lãnh đạo giai cấp này trong cuộc đấu tranh, điều đó giải thích vì sao sô trí thức chiếm tỷ lệ một thiểu số tương đối quan trọng; và tỷ lệ công nhân ít là do công nghiệp và thương nghiệp tương đôi kém phát triển trong các vùng phương Đông, trừ nước Nhật. Ngoài ra, còn có 75 học sinh thiếu niên, từ 10 đến 16 tuổi.
150 giáo sư phụ trách giảng dạy về khoa học xã hội, về toán học, về duy vật lịch sử, về lịch sử phong trào công nhân, về khoa học tự nhiên, về lịch sử các cuộc cách mạng, về khoa kinh tê chính trị, V.V.. Trong lốp học, thanh niên của 62 chủng tộc khác nhau cùng thân mật sát cánh bên nhau.
Trường đại học phương Đông có 10 ngôi nhà to để cho sinh viên dùng. Trường có một rạp chiếu bóng cho sinh viên xem không mất tiền vào ngày thứ năm và ngày chủ nhật; còn những ngày khác trong tuần lễ thì để cho một người thầu. Có hai tủ sách với 47.000 quyến sách giúp cho các nhà cách mạng trẻ tuổi đi sâu vào việc nghiên cứu của mình và bồi dưổng thêm tư tưởng. Mỗi dân tộc hay “nhóm”, có một tủ sách riêng, gồm sách báo bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Phòng đọc sách được sinh viên trang trí một cách có nghệ thuật và có đầy đủ báo chí. Các học sinh cũng cho ra một tờ báo chỉ có một bản duy nhất dán vào cái bảng to đặt trước cửa phòng đọc sách. Những người đau ô”m được vào chữa trong bệnh viện của nhà trường. Một trại điều dưổng ở Crimê dành riêng cho sinh viên cần được dưổng sức. Chính phủ Xôviết đã tặng cho Trường đại học hai trại hè mỗi trại có 9 ngôi nhà. Mỗi trại hè có một chỗ cho sinh viên học chăn nuôi. Người “bí thư nông nghiệp” của Trường đại học đã tự hào nói với tôi: “Chúng tôi đã có 30 con bò cái và 50 con lợn”. Một trăm hécta ruộng đất cấp cho các trại hè ấy là do sinh viên tự cày cấy lấy. Trong kỳ nghỉ hè và sau giờ làm việc và tập luyện, sinh viên đi giúp đỡ nông dân. Nhân đây cũng nói qua rằng một trong những trại hè ấy trước kia là thái ấp của một quận công. Thật là một cảnh đáng ghi nhố khi trông thấy lá cờ đỏ tung bay kiêu hãnh trên ngọn tháp có mang tước huy quận công, và thấy những người nông dân trẻ tuổi Triều Tiên hay Ấcmêni vui đùa trong lễ điện của quận công không kiêng nể gì cả.
Sinh viên ăn, ở và mặc không phải mất tiền. Mỗi tháng mỗi sinh viên còn được lĩnh 5 đồng rúp vàng đế tiêu vặt.
Để học sinh có một quan niệm đúng đắn về việc giáo dục trẻ em, Trường đại học có một nhà nuôi trẻ và một nhà gửi trẻ rất kiêu mẫu gồm 60 em nhỏ.
Mỗi năm Trường đại học chi tiêu đến 516.000 đồng rúp vàng.
Các đại biểu của 62 chủng tộc trong Trường đại học lập thành một “Công xã”. Chủ tịch và các cán sự của Công xã do phổ thông đầu phiếu bầu ra ba tháng một lần.
Một đại biểu sinh viên tham gia việc quản trị kinh tê và hành chính của Trường đại học. Tất cả các sinh viên đều phải thay phiên nhau lần lượt làm công việc nhà bếp, thư viện, câu lạc bộ, V.V.. Tất cả mọi vụ “phạm pháp” hoặc tranh chấp đều do một toà án được bầu ra xét xử trước mặt toàn thể các đồng chí. Công xã họp mỗi tuần một lần để thảo luận tình hình chính trị và kinh tê quốc tế. Thỉnh thoảng người ta tổ chức những cuộc hội họp và những buổi dạ hội trong đó những sinh viên có khiếu về nghệ thuật trình bày nghệ thuật và văn học của khắp các miền ồ phương Đông.
Một điểm đặc biệt nhất biểu hiện sự “dã man” của những người bônsêvích là không những họ coi “những người dân thuộc địa thấp kém” ấy như anh em, mà còn tổ chức cho họ tham gia đời sông chính trị của nưốe Nga nữa. Trong kỳ bầu cử các Xôviết, những sinh viên mà khi còn ồ trong nước của họ thì chỉ là những “kẻ dân lành”, những “người được bảo hộ”, nghĩa là những người không có quyền gì khác hơn là quyền nộp thuế, những người không hề có quyền ứng cử và bầu cử ồ nước họ, những người không được phép bàn bạc chính trị, thì nay ồ nước Nga Xôviết những người đó được tham gia bầu cử và cử đại biếu của họ vào Xôviết. Mong rằng những anh em của tôi ồ các thuộc địa đang cầu xin đối quốc tịch mãi mà không được, hãy thử so sánh nền dân chủ tư sản với nền dân chủ vô sản.
Tất cả những sinh viên ấy đều đã từng đau khố và đã thấy người khác đau khố. Tất cả đều đã sống dưới “nền văn minh khai hoá cao cả” và dưới ách bóc lột và áp bức của chủ nghĩa tư bản nước ngoài. Vì thê tất cả đều ham mê và khao khát học tập và hiếu biết. Họ vừa hăng hái vừa nghiêm túc. Họ không hề chơi bời phóng túng như những thanh niên phương Đông ỏ Pari, ỏ Ôxpho, ỏ Béclin. Người ta có thể nói không ngoa rằng Trường đại học phương Đông ôm ấp dưới mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc địa.
Miền Cận Đông và miền Viễn Đông, từ Xyri đến Triều Tiên – chúng tôi chỉ nói đến những nước thuộc địa và nửa thuộc địa có một diện tích rộng hơn 15 triệu km2, với số dân hơn 1.200 triệu người, tất cả những nước rộng lớn ấy ngày nay đều đang ở dưới ách của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Và mặc dù số lượng của họ đáng lẽ phải làm cho họ có sức mạnh, các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa thực sự mưu đồ tự giải phóng khỏi ách đó, và vì họ chưa hiếu giá trị của sự đoàn kết quốc tê”, nên họ chưa biết đoàn kết nhau lại để đấu tranh. Họ chưa có những sự liên hệ giữa các nước họ với nhau, như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ. Họ có sẵn một sức mạnh to lớn mà họ chưa biết! Việc thành lập Trường đại học phương Đông, tập hợp những người lãnh đạo trẻ tuổi tích cực, thông minh của các nước thuộc địa, đã làm được một công cuộc to lớn là:
- Trường đã huấn luyện cho các chiến sĩ tiên phong tương lai ấy nguyên lý đấu tranh giai cấp, nguyên lý mà một mặt các cuộc đấu tranh chủng tộc và mặt khác các tập tục của chế độ gia trưởng đã làm lẫn lộn trong đầu óc họ.
- Trường đã làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản các nước thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây đê dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác đó mối có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuốĩ cùng.
- Trường đã làm cho các dân tộc thuộc địa – từ trước đến nay rời rạc với nhau – hiểu biết nhau, và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khốĩ liên hợp tương lai giữa các nước phương Đông, khốỉ liên hợp đó là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản.
- Trường đã nêu lên cho giai cấp vô sản các nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa, một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo La Vie Ouvrière, số’ 20, năm 1924.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!