CÔNG LÝ

CÔNG LÝ

Nói về nền công lý Pháp ồ Angiêri, một nghị sĩ Pháp đã viết một cách châm biếm rằng: “Pháp luật, công lý với người bản xứ ư? Thôi đi! Chỉ có ba toong, súng lục, súng trường, đó mối là những thứ xứng đáng với lũ sâu bọ ấy!”.

Một người Pháp khác, cũng kêu lên như thế này: “Ớ Đông Dương cũng đúng như vậy đấy, ở đây “công lý” nằm trong tay những tên quan lại thiếu trách nhiệm, hoặc khi chúng ta phải thực hành công lý, thì bằng súng!”. Một người Pháp khác viết: “Nếu viên chủ sự viện kiếm sát xét kỹ theo đúng tinh thần pháp lý thì trong số hai nghìn đến hai nghìn rưồi biên bản lập hằng năm ồ Bắc Kỳ, không có biên bản nào là có giá trị đối với Pari cả”. ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ồ Pháp. Người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thưòng người ta xử án và tuyên án theo giấy tò, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người. Sau đây là vài ví dụ:

Quan cai trị Bôđoanh – bị một viên chức Pháp tô cáo làm giả mạo giấy tờ – được phong chức quyền toàn quyền và được thưởng bắc đẩu bội tinh.

Quan cai trị Đáclơ – bị tô cáo ăn hốĩ lộ; vì sự những lạm tàn bạo của ông ta mà xảy ra cuộc khởi nghĩa ở một tỉnh làm cho nhiều người Pháp và An Nam chết – lại được cử làm uỷ viên hội đồng thành phố.

Quan cai trị Buđinô – can tội tham ô, thụt tiền công quỹ và những lạm – lại được tha bổng.

Kỹ sư Têa – giám đốc một hãng lớn, bị tố cáo tham ô – cũng được vô sự.

Một tên quan cai trị ồ Quảng Châu Loan bị tố cáo là đã dùng nhục hình giết chết hơn hai mươi người bản xứ, lại được tha bổng.

Một tên quản ngục Côn Lôn, bị tô cáo là đã giết một cách thản nhiên một lúc hơn 40 phạm nhân, được trắng án và khen thưởng.

Ông Puôcxinhông thấy một người An Nam dám nhìn vào nhà một người Âu vài giây, đã hùng hổ nhảy ra đánh người An Nam ấy và kết liễu đời anh bằng một phát súng lục bắn vào đầu.

Một nhân viên hoả xa dùng roi mây đánh một người lý trưởng

Bắc Kỳ.

Ồng Bếch đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta.

Ồng thầu khoán Brét đã trói tay một người An Nam cho chó cắn rồi dùng chân đá người ấy đến chết.

Ông Đépphi, chủ sự thuê” quan, đá một cái ghê gốm vào mạng mổ người đày tố làm anh này chết tươi.

Ồng Hăngri, thợ máy ở Hải Phòng, nghe có tiếng ồn ào ở ngoài phố; cửa nhà ông vừa mở thì một người đàn bà An Nam chạy xộc vào, đằng sau là một người đàn ông đang đuổi theo. Hăngri vố lấy khẩu súng và bắn một phát. Người đàn ông ngã vật xuống chết ngay; đó là một người Âu. Hỏi đến thì Hăngri trả lời: “Tôi tưởng nó là người bản xứ”.

Một người Pháp đem ngựa của hắn buộc vào một cái chuồng trong đó có nhốt con ngựa cái của một người dân bản xứ. Con ngựa đực lồng lên, làm cho người Pháp tức điên lên. Hắn liền đánh người bản xứ hộc máu mồm, máu mũi. Rồi hắn còn trói người ấy lại đem treo lên cầu thang.

Một giáo sĩ (vâng, một môn đồ nhân từ của Chúa) nghi cho một học sinh trường dòng người bản xứ lấy cắp của mình một nghìn đồng, bèn trói anh lại, treo lên xà nhà mà đánh. Người học sinh đáng thương ấy chết ngất đi. Họ hạ anh xuống. Khi anh hồi tỉnh người ta lại treo anh lên tra khảo. Anh ấy đã chết.

Vân vân, V.V..

Bản kê này còn có thể kéo dài không cùng.

Tất cả những tên giết người ấy đều được trắng án. Vì uy tín của người Pháp nên phải như thế đấy!

Phải nhất thiết kết án những người dân bản xứ vô tội cũng như tha bổng những người Pháp có tội. Khi một người An Nam bị buộc tội là chống Pháp thì người ấy bị đem xử trước một toà án gọi là toà án đặc biệt. Toà án gồm mấy tên quan binh và quan cai trị đều là người Pháp cả. Toà án xử kín và có thể tuyên án tử hình. Không được chống án.

Năm 1908, một âm mưu ồ Bắc Kỳ bị khám phá. Trong số người bị kết án, có cả đàn bà, trẻ con và cả một thanh niên mà ai cũng biết là ngố ngẩn.

Đôi khi họ tuyên án vắng mặt người bị cáo, những án khổ sai có khi cả những án tử hình nữa; bị cáo không hề được bào chữa.

Những người bản xứ bị buộc tội về chính trị nặng hay nhẹ, nói chung đều bị bắt, kết án và đem đi đày – chung thân hay 10 năm tuỳ đấy. Không cần điều tra xét xử gì cả.

Sau đây là một bản trích lục án đế giúp các bạn hình dung được thế nào là công lý đôi với những người dân bản xứ.

Trích lục án:

Xét rằng: Những tên A, B, c, D và F đêu là những nhà văn thân An Nam nổi tiếng, họ biết ai là kẻ phiến loạn chống Pháp nhưng họ lại cho rằng không cần phải theo dõi người ấy (không thấy nói tên kẻ phiến loạn, cũng không nói phải theo dõi người đó đến đâu?).

Xét rằng: Khi đã thấy người đó về nhà, c bèn đi mòi B và A về họp bàn (bàn việc gì?).

Xét rằng: c và B và D còn tổ chức cả những hội buôn, những hội diễn thuyết và hội mặc Âu phục, cắt tóc ngắn (khủng khiếp chưa!).

Xét rằng: Tất cả những việc đó, họ đã cùng làm với nhau một lần.

Xét rằng: Trong những bài thơ của họ, có một câu có thể dịch là: “Chịu cảnh ô nhục, chịu thân cá chậu chim lồng”. (Sai. Câu thơ trào phúng chế giễu những cuộc thi cử phải dịch như sau: Nếu các ông còn đeo đuổi mãi những cuộc thi cử lỗi thời ấy, thì trong khoảng trăm năm nũa các ông sẽ được nghe người ta chửi vào mặt. Khi nào thì các ông sẽ thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng ấy?).

Xét rằng: D đã cho phép học trò của anh ta hội họp (!) và những học trò ấy đã đọc câu phương ngôn: “Người trong một nước phải thương nhau cùng” (tội nặng chưa!).

Lại xét rằng: Trong các buổi diễn thuyết họ đã nói đến vấn đề mở mang trí tuệ, họ đã bàn đến những nhu cầu đời sống văn minh, đến việc giảm bốt những hội hè đình đám vô ích, đến lợi ích học hành, họ lại còn khêu gợi cho người nghe ý thức về chủ quyền của nhân dân và trình bày điều đó như là một nguyên lý cơ bản (của cái gì?) và gây cho mọi người ý nghĩ khinh bỉ (khinh bỉ ai?).

Xét rằng: Nếu không trừng phạt nghiêm khắc những hoạt động ấy theo đúng pháp luật, thì nhân dân không khỏi bị lôi cuốn theo những gương xấu như vậy.

Chiếu chỉ, xử tên A, B và c tử hình án treo cổ, xử đánh D và F 100 trượng (chỉ có thê thôi à!) và đày chúng biệt xứ đi xa 1.500 kilômét khỏi nước An Nam (chúng ta cần chú ý là những bị cáo không được phép tự bào chữa và họ hoàn toàn không hề biết gì cả về những lời buộc tội lẫn bản án). Như vậy chỉ vì họ là những nhà văn thân danh tiếng, họ đã lập hội và diễn thuyết, họ đã ăn mặc Âu phục và cắt tóc ngắn, họ đã công kích những việc phù phiếm, hô hào đồng bào của họ thương yêu nhau, và họ đã nói đến dân quyền mà những người An Nam ấy đã bị xử tử hình và bị đày đi biệt xứ.

Công lý nước Pháp ồ Đông Dương là như thê đấy!

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Những cái tốt đẹp của nền minh Pháp
NHỮNG CÁI TỐT ĐẸP CỦA NỀN VĂN MINH PHÁPTrong cuộc thảo luận về vấn đề đại diện của dân bản xứ các thuộc địa tại Quốc hội Pháp, ông Pôn Tápponniê đã phát biểu ý kiến ở Hạ nghị viện ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
Phong trào công nhân ở Viễn Đông
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở VIỄN ĐÔNGÔxaca là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước Nhật, không bị thiệt hại gì trong nạn động đất vừa qua. Tai hoạ của những người Nhật khác đã tạo nên hanh ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
CHÍNH SÁCH NGU DÂN
CHÍNH SÁCH NGU DÂNNgười An Nam rất hiếu học. Trong các tầng lốp xã hội, người sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu. Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên, dù có nghèo đói ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
Thư gửi ban chấp hành quốc tế cộng sản
THƯ GỬI BAN CHẤP HÀNH QUỐC TẾ CỘNG SẢNCác đồng chí,Những thuộc địa của Pháp nói chung và Đông Dương nói riêng ít được biết đến trong giới vô sản và cộng sản. Quốc tê Cộng sản và Đảng Cộng ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
no img nhan thanh
CÁCH MẠNG NGA VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
CÁCH MẠNG NGA VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊAChủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ...
Chuyên mụcHồ Chí Minh toàn tập - tập 1 tái bản lần 2
Sách và tư liệu
CHƯƠNG 3: SÓNG ĐIỆN TỪ TUYỂN TẬP CÂU HỎI LÝ THUYẾT
No img
  CHƯƠNG 3: SÓNG ĐIỆN TỪ TUYỂN TẬP CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Sóng âm và ...
Vật lý 10 – ND3D. LỰC HƯỚNG TÂM
Vật lý 10 – ND3D. LỰC HƯỚNG TÂM
KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – LỰC HƯỚNG TÂM. VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN VÀ NÂNG ...
Loài người muốn gì? – Đắc Nhân Tâm
No img
Loài Người Muốn Gì?Bạn Muốn biết một câu thần chú làm ngưng những cuộc cãi lộn, làm tan bất Bình, ...
Vật lý 12_Đề chính thức 2016
Vật lý 12_Đề chính thức 2016
Nếu để ý đến những điều bạn đang có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Còn ...
Đề số 02: Thi thử THPT 2015_Môn Vật lý_Mức độ trung bình – Tương đương mức 7 điểm
Đề số 02: Thi thử THPT 2015_Môn Vật lý_Mức độ trung bình – Tương đương mức 7 điểm
Để được trao đổi với thầy cô và check đáp án các bạn hãy tham gia Group: Học Vật lý cùng Nhân Thành Trên Face Book