Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
VỰC THAM THUỘC ĐỊA
Nươc Pháp có một hệ thống thuộc địa rộng mười triệu kilômét vuông vối dân sô” là 56 triệu người da vàng và da đen. Đê “khai thác” tất cả những cái đó, ông Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa cần có ba hay bốn tỷ phrăng. Muốn thế, ông đã “tố chức” một chiến dịch báo chí rộng rãi và đã đọc không biết bao nhiêu là diễn văn. Ngài Bộ trưởng lại còn viết cả một pho sách dày 656 trang (giá 20 phrăng một cuốn). Trong khi chò đợi thu được những tỷ đó, xin phép Ngài Bộ trưồng hãy cho chúng tôi bổ sung đôi chút vào những lý lẽ của Ngài.
Ngân sách Nam Kỳ chẳng hạn, năm 1911, là 5.561.680 đồng (12.791.000 phrăng); năm 1912 là 7.321.817 đồng (16.840.000 phrăng). Năm 1922, ngân sách đó lên tối 12.821.325 đồng (96.169.000 phrăng). Một con tính đơn giản chỉ cho chúng ta thấy rằng giữa hai năm 1911 và 1922, trong ngân sách của thuộc địa này có một sự chênh lệch là 83.378.000 phrăng (tỷ suất hốỉ đoái của đồng bạc hai năm đó là 2 phrăng 25 và 7 phrăng 50). Sô tiền đó chạy đi đâu? Chạy vào các khoản chi về nhân viên mà thôi, vì các khoản này đã nuốt gần hết 100 phần 100 tổng sô thu.
Rồi hết những điên rồ này đến những sự điên rồ khác đã làm vung phí đồng tiền mà người dân An Nam đáng thương hại đã phải đổ mồ hôi nưốc mắt mối kiếm ra được. Hiện chúng tôi chưa biết rõ sô” tiền mà đức vua An Nam đã chi tiêu về việc sang du ngoạn bên Pháp đúng là bao nhiêu đồng, nhưng chúng tôi biết rằng, để đợi được ngày tốt cho con Rồng ? có thế ngự giá xuống tàu, người ta đã phải bồi thường phí tổn cho tàu Poóctốítxơ về bốn ngày chờ đợi, mỗi ngày 100.000 phrăng (tức là 400.000 phrăng). Tiền tàu hết 400.000 phrăng. Tiền chiêu đãi hết 240.000 phrăng (không kế tiền lương trả cho bọn cảnh sát để canh gác những người An Nam ở Pháp). 77.600 phrăng để trả tiền ăn ở tại Mácxây cho sô” lính khô” xanh An Nam dùng để bồng súng chào Cụ lốn Bộ trưởng và Hoàng thượng.
Vì nói đến Mácxây, nên nhân tiện chúng ta hãy xem thử cuộc triển lãm thuộc địa ở đây đã tổn phí cho chúng ta biết bao nhiêu. Trưốc hết, và ngoài những kẻ thần thê” ở chính quốc ra, người ta còn cho mời ba chục viên chức cao cấp ở các thuộc địa về, – bọn này hằng ngày phè phổn ở Cannơbie mà vẫn được lĩnh phụ cấp cả ở Triển lãm lẫn ở thuộc địa. Riêng Đông Dương phải bỏ ra 12 triệu cho cuộc triển lãm đó. Và các bạn có biết người ta đã chi tiêu sô” tiền đó như thê” nào không? Đây là một thí dụ: Cái việc gọi là dựng lên mô hình các cung điện Ảngco đã làm tốn mất 3000 mét khôi gỗ xây dựng, giá mỗi mét là 400 hay 500 phrăng. Tổng cộng: 1 triệu 200 nghìn đến 1 triệu 500 nghìn phrăng.
Còn những việc vung phí khác nữa. Đe chuyên chồ quan Toàn quyền, mà chỉ dùng các xe hơi và những cỗ xe ngựa thì cũng chưa đủ. Ngài cần phải có một toa xe đặc biệt nữa kia, việc sắp xếp toa xe đó tổn phí cho công khô” 125.350 phrăng.
Trong vòng mười một tháng hoạt động, Cục kinh tê Đông Dương đã làm cho ngân sách Đông Dương hao hụt một sô tiền là
- phrăng.
Tại Trường thuộc địa, nơi đào tạo những “nhà đi khai hoá” sau này, 44 giáo sư đã được đài thọ để dạy từ 30 đến 35 học viên, lại bao nhiêu là nghìn phrăng nữa. sồ thanh tra thường trực các công trình phòng thủ thuộc địa hằng năm tốn cho ngân sách hết 758.168 phrăng. Thê mà các ngài [1]
thanh tra thì không bao giờ ròi khỏi Pari, và đốĩ vối các thuộc địa thì các ngài cũng không hiểu biết gì hơn là hiểu biết việc trên mặt trăng.
Nếu đến các thuộc địa khác, thì ở đâu, chúng ta cũng thấy một tình trạng tệ hại như vậy. Để đón tiếp một phái đoàn “kinh tế” bán chính thức, kho bạc Máctiních “vợi đi” mất 400.000 phrăng. Trong vòng mười năm, ngân sách Maroc đã từ 17 triệu tăng lên tối 290 triệu phrăng, mặc dầu người ta đã giảm đi 30% các khoản chi tiêu cho bản xứ, tức là những khoản chi tiêu có thế đem lại lợi ích cho dân bản xứ.
Đó là sô” tiền hàng triệu và thậm chí hàng tỷ mà nếu người ta biết cách tìm thì có lẽ người ta sẽ kiếm ra được một cách dễ dàng. Nhưng Ngài Bộ trưởng lại cứ muốn gõ vào dân bản xứ.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Xin hỏi
Có phải vì quá nhiều tính nhân đạo, như ông Xarô đã nhiều lần tuyên bô”, mà người ta đã bắt các phạm nhân ồ nhà tù Nha Trang (Trung Kỳ) phải ăn khan, nghĩa là ăn cơm mà không được uống nưốc không? Có phải ngưòi ta đã quét tanhtuyađiốít lên mũi các phạm nhân đê dễ nhận ra họ khi họ vượt ngục không?
N.A.Q.
Báo L’Humanité, ngày 9-1-1923.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!