Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
NHỮNG NGƯỜI BẢN XỨ ĐƯỢC ƯA
Năm 1604, một người Anh tên là sếchxpia vôh là một nhà văn chuyên nghiệp, ông ta có nhã ý đưa ra một vồ kịch mà vai chính là một người da đen. Người da đen này tên gọi Ôtenlô, quả là một anh hùng, một anh hùng thật sự anh hùng. Ôtenlô đã từng chinh chiến nhiều, nhưng không phải là đánh Cácpăngchiê, cũng không phải vì anh là người được ông Đianhơ tuyến mộ, cũng không phải vì anh là người dưối trưống của tướng Mănggianh, vả lại hồi đó vẫn chưa nổ ra cuộc chiến tranh vì công lý – mà là đánh những cường quốc hiếu chiến ở châu Âu và châu Phi. Ôtenlô làm thống soái của quận công xứ Vênêxi. Cứ theo lời ông Viviani nói thì trên mái tóc xoăn của Ôtenlô đã có biết bao nhiêu vòng hoa chiến thắng. Nhưng chiến công lốn nhất của Ôtenlô là đã thắng được Đêxđêmônia.
Đêxđêmônia không phải là một thành phô” của bọn bôsơ, cũng không phải là một thuộc địa. Đó chỉ là tên một cô gái dịu dàng, xinh xắn, đầy hạnh phúc, con của nguyên lão nghị viện Brabantiô. Ôtenlô đã chiếm được trái tim nàng bằng cách kể lại cho nàng nghe lịch sử cảm động của đời mình, những trận đánh vĩ đại, những trận vây thành dài đằng đẵng, những chiến công rực rỡ, tóm lại là những chuyện tán tỉnh hay ho gì đó! Biết cha mình vốn chức tưốc như thế thì sẵn có nhiều thành kiến, nhất là thành kiến chủng tộc, nên nàng Đêxđêmônia hiền hậu chỉ một lòng nghe theo tiếng gọi [1] của tình yêu, nàng quyết lấy chàng da đen làm chồng mà không cần đến ý kiến của cha.
Trong vồ kịch này, những người da trắng như tay thám tử Iagô và anh chàng Rôđrigô bị khinh bỉ, đều không đóng một vai gì choáng lắm; chính họ lại là những vai đen tôi nhất. Song cái đó chang can gì đến chúng ta.
310 năm đã trôi qua. Người bản xứ lại được đưa lên sân khấu: nhưng đây là sân khấu chiến b Tác giả lần này giấu biệt tên tuổi, tìm cũng chẳng thấy, song các vai diễn,- anh hùng hay không- nhưng vì quá nhập vai của mình nên phần đông đã nằm lại trên sân khấu. Thật là một tấn bi kịch! Năm 1922, lại thấy xuất hiện những ngưòi bản xứ được ưa chuộng. Ta không nói đến Batuala, con ngưòi được phong tặng và Xiki, kẻ ân nhân của khoa học làm gì. Ta chỉ nói đến những người bản xứ đã thích ứng được, hoặc được thích thú[2] [3].
Bị trói gô vào cột buồm tàu và được đưa đi làm quân tình nguyện ở châu Ảu, đánh phường man rợ đê bảo vệ văn minh, nhưng một khi đến xứ văn minh rồi thì những người bản xứ của ông Têry lại được cái thú tha hồ nếm “trái cây trong vưòn cấm”. Những người bản xứ còn sống sót sau cuộc tàn sát năm 1914 cũng như những người bản xứ còn sống sót sau đại chiến 1914-1918 đều có thể tự hào rằng vì công lý và nền dân chủ của chủng tộc cao đắng, họ không những đã hiến đời mình, xương máu mình, mà còn hiến cả niềm t… in của mình nữa.
Ông sếchxpia trưốc kia lấy làm hài lòng thấy người dân bản xứ trong vở kịch của mình đã đàng hoàng lấy được cô gái mẫu quốc. Còn ông Têry ngày nay thì chỉ nhận thấy có một điều là người bản xứ của ông rất đắc lực để góp phần làm cho dân sô” phình lên bằng cách làm phình bụng các cô nàng da trắng. Ông Xasa Ghitơry còn đi xa hơn nữa. Ông muốn người bản xứ phải được văn minh hoàn toàn. Ông muốn họ phải c…ắm sừng các ông chồng da trắng cơ! Ông đã được hoàn toàn toại nguyện, vì chín tháng sau cuộc “chinh phục” bà
Mácgrít Đênoayê đã sinh hạ được một cậu bé bản xứ. Nhưng chúng ta lấy làm tiếc rằng Đênoayê đã không hoan nghênh chú bé bản xứ đó cho lắm. Vốn là một nhà yêu nưốc từ đầu đến chân, nên ông ta muốn rằng chú bé màu da “sôcôla” kia ra đời giá đừng có nhẵn nhụi và bé nhỏ như thế, mà lại là một người râu ria xồm xoàm, ba lô trên lưng, súng trên vai đế bảo vệ đất nưốc, thì quý biết chừng nào.
Ngay cả trong các trang tiếu thuyết đăng trên báo, người bản xứ cũng đã giành được địa vị của mình. Ông Angiabe – ấy xin lỗi, ông Anbe Giăng chứ – đã chẳng kể chuyện rằng ở Hội chợ Mácxây có một chàng An Nam kia làm nghề kéo xe đã lọt được vào mắt xanh của một bà đầm xinh đẹp nọ. Sau khi đi thăm Hội chợ về, bà bèn cho gọi anh xe đến phòng ngủ lộng lẫy của bà. Và vân vân … Người yêu bị cắm sừng của bà bỗng nhiên tối. Bối rối, lẩn núp, V.V.. Nhưng cái chính của câu chuyện lại ở chỗ khác kia. Nguyên là chàng công tử kia đã đánh cắp được một viên ngọc bích bày ồ gian thờ của Đông Dương và đến đế khoe với người ngọc của mình. (Ôi! lương thiện vậy thay!). Người An Nam kia đứng nấp đằng sau trông thấy quả tang hành vi đầy tội lỗi ấy, liền nhảy ra đánh cho anh chàng ăn cắp ngã gục, rồi mang lễ vật quý đó về bàn thờ.
Không kể các điệu nhạc khiêu vũ và các cuộc Hội chợ thuộc địa đã làm cho anh em thuộc địa chúng ta tự hào một cách chính đáng, chúng ta lại còn lấy làm sung sướng được biết rằng từ sang năm trở đỉ, tất cả các bà đầm thuộc giới lịch sự sẽ mang một cái gì của chúng ta trên người và trong người họ; các cửa hàng thời trang lốn ồ Pari, sang xuân tối, sẽ tung ra những kiêu vải thuộc địa và kiêu quần áo thuộc địa. Người ta sẽ đặt cho những bộ áo mặc trong nhà và các áo khác đủ thứ tên nào là: Thị Ba, Bămbara, Uôlốp, Luphơlúp, V.V..
Hõi những người con của thuộc đỉa! Ngày vinh quang đã tối ).
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo Le Paria, sô” 10, ngày 15-1-1923. [4]
[1] Indigènes à la mode.
[2] Chỉ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
[3] Adaptés ou adoptés.
[4] Nhại theo câu đầu trong bài quốc ca Pháp: Allons! enfants de la patrie, le jour de gloire est arrivé! (Hỡi những người con của Tô quốc! Ngày vinh quang đã tới rồi!).
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!