Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp – Định vị văn hóa Việt Nam
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú,Song cũng đã từ lâu người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng
để giải thích cho sự tương đồng này,đã có nhiều thuyết khác nhau, thuyết khuếch tán văn hóa phổ biến ở Châu Âu với quan niệm văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi lan tỏa và các nơi khác
Thuyết vùng văn hóa phổ biến ở Mĩ với quan điểm về khả năng tồn tại nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác nhau trên cùng một vùng lãnh thổ, thuyết loại hình kinh tế – văn hóa phổ biến trong dân tộc học Xô Viết cho rằng trong lịch sử nhân loại từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế – văn hóa: Săn bắt, hái lượm, đánh cá, nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi
nông nghiệp dùng cày với sức khéo động vật. Các thuyết trên thực ra không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, mỗi thuyết thích hợp cho những điều kiện khác nhau. Thật vậy nếu các dân tộc xuất phát từ cùng một gốc thì giữa văn hóa gốc và nền văn hóa này có thể có quan hệ lan tỏa.
Nếu các nền văn hóa gần gũi nhau về địa lí thì chúng có thể từ tiếp xúc đến giao lưu với nhau, tạo nên những vùng văn hóa. Nếu các nền văn hóa tuy cách xa nhau và chưa bao giờ gặp gỡ nhau nhưng lại nằm trong những điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng thì chúng cũng có thể có những nét giống nhau.
Sản phẩm của hai trường hợp này là những đặc trung loại hình. Đặc trung loại hình càng mạnh và rõ ở các nền văn hóa cùng gốc và hoặc gần gũi nhau về địa lí. Trong lịch sử ở cựu lục địa Âu – Á đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là Phương Tây và Phương Đông. Phương Tây là khu vực tây bắc bao gồm toàn bộ châu Âu
đến dãy Uran phương Đông gồm Châu Á và Châu Phi. Nếu trừ ra một vùng đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây nam lên đông bắc thì phương Đông điển hình sẽ là khu vực đông nam còn lại hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt
Trong khi các ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập, trong khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng, trong khi người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì người phương Đông khoanh tay cúi đầu
Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng sỉnh ra mưa nhiều ( ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trú phú còn phương Tây là xứ lạnh với khí hậu khô,không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vức phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi
Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh từ cừu được nhắc tới 5.000 lần, tín đồ được gọi là con chiên, Chúa là người chăn chiên. Lịch sử cho biết người phương Tây xưa chủ yếu nuôi bò, cừu,dê, ăn thịt và uống sữa bò, áo quần dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da thú vật
Như vậy. mặc dù sau này các dân tộc phương Tây di chuyển sang thương nghiệp, rồi phát triển công nghiệp và đô thị, nhưng cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa của họ. Do dó, căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa. ta có thể nêu ra khái niệm về hai loại hình văn hóa: Loai hình văn hóa gốc nông nghiệp và loai hình văn hóa gốc du mục.
Việt Nam do ở góc tận cùng phía đông-nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Vậy những đặc trưng chủ yểu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là gì ?
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời trong đất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…) cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa…
về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu
Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà à coi trọng cái bếp à coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh nghiệm dân gian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái…Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào (Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Tam tòng; xem §3.2.3); đến khi ảnh hưởng này trở nên đậm nét (từ lúc nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo), người dân đã phản ứng dữ dội về việc đề cao “Bà chúa Liễu” cùng những câu ca dao như: Ba đồng một mớ đàn ông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha, Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi !
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat). Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà.
Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí sống Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy…
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế… Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du mục.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự (xem VI-§6.1.1).
Các đặc trưng vừa phân tích của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có thể được trình bày trong bảng 1.3.
Loại hình văn hóa gốc du mục thường có đặc trưng trái ngược: Trong ứng xử với tự nhiên thì nghề chăn nuôi buộc người dân phải đưa gia súc đi tìm cỏ, sống du cư, và do nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên (cho nên phương Tâm đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này). Trong lĩnh vực nhận thức thì thiên về tư duy phân tích (theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển), đồng thời chú trọng các yếu tố (dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất). Trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh (kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng nam giới), coi trọng vai trò cá nhân (dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh nhau một cách khốc liệt), ứng xử theo nguyên tắc (khiến cho người phương Tây có được thói quen sống theo pháp luật từ khá sớm). Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!