Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Bằng những lý luận và thực tiến hãy làm rõ đặc điểm của thủ tục hành chính và phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng tư pháp
- Khái niệm
Thủ tục hành chính là trịnh tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc của các nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước, các kiến nghị, yêu cầu chính đáng của Nhân dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân
- Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, thủ tục hành chính có đặc điểm là được Luật hành chính quy định rất chặt chẽ, các hoạt động không được quy phạm thủ tục hành chính quy định thì không phải là thủ tục hành chính
Thứ hai, trong thủ tục hành chính thì nguyên tắc chủ thể có thẩm quyền xem xét và ra quyết định theo trình tự mà Luật thủ tục hành chính quy định là cơ quan quản lý hành chính nước (cơ quan quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng)
Thứ ba, các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ quy định trình tự thực hiện quy phạm vật chất của Luật hành chính mà còn quy định trình tự nhằm thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật khác
Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng tư pháp
Một số khái niệm:
Thủ tục tố tụng tư pháp là thủ tục giải quyết các tranh chấp, định tội được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
Tố tụng tư pháp bao gồm hai loại tố tụng: Tố tụng Hình sự và Tố tụng dân sự
Tố tụng hình sự là trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự
Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân sự tại tòa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự
Hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai loại chủ thể khác nhau, đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nếu thiếu một trong hai loại chủ thể nêu trên thì sẽ không hình thành quan hệ tố tụng
Phân biệt:
Tiêu chí |
Thủ tục hành chính |
Thủ tục tố tụng tư pháp |
Chủ thể |
. Cơ quan hành chính (cơ quan hành chính được hiểu theo nghĩa rộng: cơ quan thực hiện các hoạt động hành chính: ví dụ: Quốc hội vẫn có hoạt động bổ nhiệm cán bộ…) và cán bộ, công chức có thẩm quyền . Tổ chức, cá nhân có được ủy quyền hành pháp |
. Cơ quan tư pháp: Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân. . Bên cạnh đó còn có cơ quan tham gia các vào các giai đoạn thủ tục tố tụng tư pháp như giai đoạn điều tra, giai đoạn thi hành án, gồm có các cơ quan như: Công an, Quân đội… |
Các giai đoạn của thủ tục |
. Giao đoạn bắt đầu: Khởi xướng vụ việc . Giai đoạn trung tâm: là xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc . Giai đoạn thi hành có thể là giai đoạn kết thúc nếu nó tiến hành bình thường khi mà các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp và không bị khiếu nại . Khiếu nại và xem xét lại quyết định đã được ban hành |
. Gồm có thủ tục tố tụng Hình sự và tố tụng Dân sự . Thủ tục tố tụng hình sự: lần lượt qua các giai đoạn: . Khởi tố . Điều tra . Truy tố . Xét xử . Thi hành án Thủ tục tố tụng Dân sự như sau: . Khởi kiện, thụ lý vụ án . Hòa giải (nếu hòa giải không thành thì tiến hành tiếp các thủ tục) . Chuẩn bị xét xử . Xét xử . Thi hành án dân sự
|
Căn cứ pháp lý |
Luật hành chính Tùy từng loại thủ tục hành chính cụ thể thì có căn cứ cụ thể như: Thủ tục giải quyết khiếu nại căn cứ vào luật khiếu nại Thủ tục tố cáo thì dựa vào luật tố cáo …. |
Luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng hình sự |
Khắc Niệm
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!