Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Phân tích tính ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính trị do một chính đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền. Hiểu thể nào về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền…”? .
Trả lời:
Chế độ nhất nguyên chính trị cũng có những ưu điểm, khuyết điểm riêng.
Thứ nhất, về ưu điểm: do là đảng duy nhất lãnh đạo chính trị, đường lối chủ trương của Đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước được nhà nước thể chế hóa, các tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện tạo nên sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiện các quyết sách chính trị, phát huy mọi sức mạnh, mọi nguồn lực phục vụ xã hội phù hợp với mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền và do không có tranh giành, đấu đá giữa các đảng chính trị nên dễ ổn định chính trị xã hội.
Thứ hai, về hạn chế: các quốc gia theo chế độ nhất nguyên chính trị, đảng chính trị sau khi giành được chính quyền dễ có xu hướng quan liêu, xa rời nhân dân. Đây là căn bệnh phổ biến mà trước đây các Đảng cộng sản các nước thường mắc phải. Chế độ một đảng cầm quyền mà không thực hiện dân chủ đầy đủ, vi phạm dân chủ thì cũng tiềm ẩn nguy cơ, trở ngại. Đó là chủ quan duy ý chí và quan liêu trong xác định chủ trương, đường lối.. Đảng dễ áp đặt ý chí của mình vào nhà nước và xã hội, áp đặt không hợp lý người của đảng, không đủ các tiêu chuẩn vào các cơ quan nhà nước và đoàn thể, tự đặt đảng lên trên nhà nước và pháp luật. Đảng bao biện, làm thay công việc nhà nước mà không chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định của mình. Người dân khó kiểm soát, giám sát được các cơ quan quyền lực và cán bộ trong hệ thống quyền lực. Đảng và nhà nước không bị thúc bách, tìm tòi, thực hiện các hình thức dân chủ linh hoạt, cởi mở trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản của chế độ.
Các nước XHCN đều theo chế độ một Đảng nhất nguyên chính trị là do xuất phát từ điều kiện lịch sử. Từ khi phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ra đời cho đến nay, thực tế cho thấy chưa có đảng cộng sản nào giành thắng lợi thông qua con đường nghị trường dù đã tranh thủ tối đa khả năng đó. Lịch sử đã chứng minh các đảng cộng sản giành chính quyền thắng lợi chỉ bằng bạo lực cách mạng và sau khi giành chính quyền thắng lợi sẽ thiết lập hệ thống chính trị trong đó Đảng công sản giữ vai trò duy nhất lãnh đạo xây dựng chế độ mới. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng chế độ mới, không có một giai cấp nào, một lực lượng nào có thực lực, có tín nhiệm với nhân dân để có thể “đối trọng” với Đảng cộng sản
Thứ ba, cách hiểu về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền…”?
Có nhiều con đường để kiểm soát quyền lực. Nhìn từ cách tổ chức bộ máy nhà nước thì việc phân công thực thi quyền lực nhà nước sao cho rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được thừa nhận là con đường kiểm soát quyền lực cần phải có ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào. Báo cáo chính trị của Đại hội XII cũng viết: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền”.
Đây là một bước tiến lớn trong nhận thức về quyền lực, khả năng lạm quyền và làm sao để ngăn chặn. Tuy nhiên đó là nhìn từ bên trong bộ máy nhà nước trong khi con đường kiểm soát quyền lực nhìn từ bên ngoài bộ máy lúc nào cũng là sức ép buộc người nắm quyền lực phải e dè chuyện lạm quyền. Nói cách khác, không ai giám sát bộ máy để giúp kiểm soát quyền lực tốt hơn sự giám sát của chính người dân.
Nói cách khác, làm sao để người nắm quyền lực phải có trách nhiệm giải trình trước người dân và người dân có tiếng nói quyết định trong việc có tiếp tục giao quyền lực hay lấy lại để trao cho người khác là then chốt nếu thật sự muốn kiểm soát quyền lực. Thật ra người đứng đầu bộ máy có tâm huyết lúc nào cũng mong muốn bộ máy mình trong sạch, vững vàng. Và không ai thay họ làm tốt chuyện thanh lọc các phần tử xấu của bộ máy đó hơn là người dân với đầy đủ các quyền mà Hiến pháp đã trao cho họ và các công cụ sẵn có như báo chí và các tổ chức xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Đương nhiên, Đảng cũng phải hoạt động theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là vì lợi ích của nhân dân và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước, của nhân dân. Trong nội dung các báo cáo chính trị của Đảng đều nhấn mạnh vấn đề này. Như vậy, Đảng là tổ chức lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Nhưng ngược lại, Đảng cũng là tổ chức phục vụ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân, mệnh lệnh của nhân dân là cao nhất. Nhân dân sẽ là người giám sát hoạt động của Đảng.
Có rất nhiều cơ chế để nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Đảng với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Có thể nói, Đảng ta đưa ra khá đầy đủ các cơ chế để thực hiện vấn đề này.
t
TLTK. Khoa Xây dựng Đảng (2016) “Lý luận chính trị cuối khóa“, Hà Nội
Khắc Niệm
Nhà nước – Pháp luật
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!