Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước với một số hiện tượng nhà nước – pháp luật khác
Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước với các giấy tờ hành chính thông thường
Các loại giấy hành chính thông thường (công văn hành chính, báo cáo, giấy tờ đi đường…) có quan hệ mật thiết với quyết định với quản lý hành chính nhà nước nhưng không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước. Chúng thường dùng để chứng nhận một loại quyền chủ thể, một sự kiện hoặc một tình trạng có giá trị pháp lý nào đó.. và thường được cấp căn cứ vào các quyết định quản lý hành chính nhà nước hoặc chúng được dùng làm căn cứ để ra quyết định quản lý hành chính nhà nước.
Tiêu chuẩn phân biệt là các giấy tờ nói trên không trực tiếp đem lại sự thay đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật
Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước với những hành động có giá trị pháp lý tương tự như các giấy tờ hành chính
Các hành động như canh giữ trại giam, truy bắt phạm nhân, kê biên tịch thu tài sản… là hành động quyền lực có giá trị pháp lý được thực hiện trên cơ sở quyết định của các cơ quan, người có thẩm quyền hoặc nhằm đảm bảo điều kiện để ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước tương ứng
Điều kiện, thủ tục tiến hành các biện pháp đó có thể được dự kiến trước trong các quyết định quy phạm hoặc để thực hiện các quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh trên cơ sở quyết định cá biệt
Bản thân các hành động đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể
Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước với các quyết định pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hôi, Hội đồng nhân dân
Tiêu chí |
Quyết địnhquản lý hành chính nhà nước |
Quyết định pháp luật của Quốc hội |
Quyết định pháp luật của UBTVQH |
Quyết định pháp luật của HĐND |
Chủ thể |
Cơ quan hành chính |
Quốc hội |
UBTVQH |
HĐND |
Hình thức thể hiện |
Quyết định, Chỉ thị Thông tư … |
Luật Nghị quyết |
Pháp lệnh, Nghị quyết |
Nghị quyết |
Phạm vi quan hệ xã hội được điều chỉnh |
. Có những quyết định tác động trong phạm vi cả nước. . Có những quyết định chỉ tác động trong phạm vi ngành, lĩnh vực . Phạm vi theo từng địa phương (Đối với quyết định do UBND các cấp ban hành |
Phạm vi toàn quốc |
Trong phạm vi toàn quốc |
Chỉ tác động trong phạm vi địa phương Ví dụ: HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết thì phạm vi tác động là trong toàn tỉnh, cấp huyện chỉ trong huyện và cấp xã chỉ trong phạm vi xã |
Phân biệt quyết đinh quản lý hành chính nhà nước với bản án quyết định pháp luật của Tòa án
Bản án của Tòa án là văn bản mà Tòa án nhân danh Nhà nước để tuyên bố 1 người phạm một tội hay không có tội đối với án hình sự. Chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hay không cho hưởng 1 quyền nào đó của đương sự, buộc đương sự phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định khi giải quyết tranh chấp mà mà các đương sự không thỏa thuận được tất cả các vấn đề trong vụ án
Tiêu chí |
Bản án, Quyết định của Tòa án |
Quyết định quản lý hành chính nhà nước |
Tính chất |
. Bản án, Quyết định của Tòa án thường mang tính chất cá biệt cụ thể (áp dụng 1 lần, một hành vi tội phạm, 1 người phạm tội cụ thể), là kết quả của hoạt động xét xử vi phạm pháp luật hoặc liên quan trực tiếp tới hoạt động xét xử nhằm áp dụng các chế tài của quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước . Bảo vệ pháp luật . Bằng quyết định pháp luật của Tòa án có thể bãi bỏ quyết định quản lý hành chính nhà nước |
. Chủ yếu tổ chức để tổ chức hoạt động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước chứ không chỉ áp dụng các chế tài pháp lý và về tính chất pháp lý có thể được thực hiện dưới dạng quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm pháp luật và quyết định cá biệt . Dưới luật, thực thi quyền hành pháp Ngoài ra quyết định quản lý hành chính nhà nước có thể làm căn cứ, chứng mính cho công tác xét xử của Tòa án
|
Chủ thể |
. Tòa án |
. Cơ quan hành chính nhà nước . Cá nhân, tổ chức được ủy quyền |
Mục đích |
Mang lại sự điều chỉnh … nhằm giải quyết các công việc hành chính nhà nước |
. Giải quyết các vụ việc |
HThức |
. Văn bản, quyết định, hành vi |
. Văn bản |
Cơ sở pháp lý |
Ngành luật hành chính (Các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính…) |
. Bộ Luật tố tụng Dân sự . Bộ Luật Tố tụng Hình sự . Bộ Luật Dân sự . Bộ Luật hình sự ….
|
Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước với Cáo trạng, Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền của Viện kiểm sát được thể hiện bằng một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm vì xét xử thiếu căn cứ, không hợp pháp và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đó đúng pháp luật
Tiêu chí |
Cáo trạng , Kháng nghị củaVKSND |
Quyết định quản lý hành chính nhà nước |
Tính chất |
. Cáo trạng, Kháng nghị của VKSND thường mang tính chất cá biệt cụ thể, là kết quả của hoạt động truy tố, Cáo trạng của VKSND được chuyển qua Tòa án để làm căn cứ để Toán án đưa vụ án ra xét xử Bảo vệ pháp luật . Cáo trạng, Kháng nghị của VKSND không có quyền sửa đổi, bãi bỏ các quyết định quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị với cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm quyền đó |
. Chủ yếu tổ chức để tổ chức hoạt động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước chứ không chỉ áp dụng các chế tài pháp lý và về tính chất pháp lý có thể được thực hiện dưới dạng quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm pháp luật và quyết định cá biệt . Dưới luật |
Chủ thể |
. Viện kiểm sát nhân dân |
. Cơ quan hành chính nhà nước . Cá nhân, tổ chức được ủy quyền |
Hình thức |
. Văn bản, lời nói, hành vi |
. Văn bản |
Cơ sở pháp lý |
. Ngành luật hành chính (Các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính…) |
. Bộ Luật tố tụng Dân sự . Bộ Luật Tố tụng Hình sự
|
Khắc Niệm
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!