Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự

Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự

Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự: Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng dân sự, thông qua việc khởi kiện và thụ lý phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án.

Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại hoặc tranh chấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì một số tổ chức xã hội cũng có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để bảo vệ lợi ích chung. Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ: họ tên, địa chỉ của mình và của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung của sự việc; yêu cầu của mình và những lý lẽ chứng minh cho yêu cầu đó.

Sau khi Tòa án xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu nhận thấy đủ điều kiện thụ lý thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý vụ án bằng việc ghi vào sổ thụ lý của Tòa án, từ đó phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án.

Hòa giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn tố tụng, theo đó Tòa án lập hồ sơ vụ án trên cơ sở các chứng cứ do các đương sự cung cấp,

Tòa án chỉ thu thập các chứng cứ trong thời hạn luật định. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, hôn nhân gia đình là bốn tháng kể từ khi thụ lý (nếu gia hạn không quá hai tháng); đối với vụ án lao động, kinh doanh, thương mại là hai tháng (nếu gia hạn không quá một tháng).

Hoà giải vụ án dân sự :

Qua quá trình xem xét, đánh giá nội dung của vụ án, Tòa án phải tiến hành hoà giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Đây là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử, trừ những vụ án mà theo quy định của pháp luật là không được hoà giải hoặc không hòa giải được. Nếu qua hoà giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án lập biên bản hoà giải thành và sau đó ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành, ngược lại Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự:

Sau khi tiến hành hoà giải mà các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật.

Phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến hành qua các thủ tục:

Thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục hỏi tại phiên toà, thủ tục tranh luận tại phiên toà và sau đó tiến hành nghị án và tuyên án. Hội đồng xét xử nghị án trong phòng riêng, các thành viên của Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định giải quyết vụ án theo đa số. Khi tuyên án, Chủ toạ phiên toà giải thích thêm cho các đương sự quyền kháng cáo của họ.

Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự:

Phúc thẩm dân sự là một giai đoạn tố tụng mà thực chất là Tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Trình tự tiến hành phiên toà phúc thẩm về cơ bản cũng như phiên toà sơ thẩm.

Khi phúc thẩm các bản án, quyết định, Tòa án phúc thẩm có quyền: giữ nguyên bản án, sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyêtư vụ án hoặc hủy bản án và đình chỉ giải quyết vụ án. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên.

Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:

Giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó Tòa án có thẩm quyền xét xử lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hoặc vì phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án.

Thi hành án dân sự:

Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của quá trình tố tụng, trong đó các bản án, quyết định của Tòa án phải được thi hành. Thi hành án đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Thủ tục giải quyết việc dân sự

Việc dân sự là những yêu cầu của các chủ thể (không có tranh chấp) như yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích,… nên tiến hành theo thủ tục tố tụng riêng (không tiến hành hòa giải, việc giải quyết do một Thẩm phán thực hiện, Thẩm phán mở phiên họp giải quyết chứ không phải mở phiên tòa xét xử,…).

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
TEST 1 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô CẨM NHUNG
TEST 1 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô CẨM NHUNG
TEST 1I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has the underlined part pronounced differently to the others. 1.     a. grade                  ...
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016-Môn: Ngữ văn, Khối: 12      
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016-Môn: Ngữ văn, Khối: 12      
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016                                                            Môn: Ngữ văn, Khối: 12       Thời ...
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN-MÔN: NGỮ VĂN
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN-MÔN: NGỮ VĂN
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN              KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN                            ...
UNIT 1 – TEST 1  – Tiếng Anh 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 1 – TEST 1  – Tiếng Anh 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 1 - TEST 1  - Tiếng Anh 11I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has the underlined part pronounced differently from ...