Phản ứng phân hạnh & phản ứng nhiệt hạch. L12.C7.P4

Phản ứng phân hạnh & phản ứng nhiệt hạch

Kiến thức ghi nhớ

Phản ứng phân hạch phản ứng nhiệt hạch đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau:

Loại phản ứng

Phản ứng phân hạch

Phản ứng nhiệt hạch

Định nghĩa

Là phản ứng trong đó một hạt nhân rất nặng hấp thụ một nơtron chậm (~0,01 eV nowtron nhiệt) và vỡ thành hai hạt nhân trung bình

Vd:  + 200MeV

(A1, A2 từ 80 đến 160) là  phản ứng tỏa năng lượng khoảng 200 MeV dưới dạng động năng các hạt tạo thành.

Là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ kết hợp lại thành hạt nhân nặng hơn

Ví dụ:  + 4MeV

 

Điều kiện thực hiện

Số nơtron trung bình k sau mỗi phản ứng phải thỏa mãn .

k < 1: Phản ứng dây truyền không xảy ra.

k = 1: phản ứng dây chuyền điều khiển được

k > 1: Phản ứng dây chuyền không điều khiển được, dẫn tới vụ nổ nguyên tử.

Để giảm số n bị mất mát đảm bảo k ≥ 1 thì khối lượng nhiên liệu phải lớn hơn khối lượng tối thiểu, với 235U thì mth ~ 15kg, 239Pu ~ 5kg

– Nhiệt độ phải rất cao (plasma) cỡ 107 – 108 K

– Mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn.

– Thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ lớn.

– điều kiện chung (Điều kiện Lawson)

 

Ứng dụng

Ứng dụng trong lò phản ứng hạt nhân; nhà máy điện hạt nhân, bom nguyên tử (Atom Bomb)

Năng lượng tỏa ra lớn hơn nhiều so với phản ứng phân hạch, nếu thực hiện được dưới dạng kiểm soát được thì đảm bảo cung cấp năng lượng sạch, lâu dài cho nhân loại

 

    Bài tập trắc nghiệm

  • (1)

    Phản ứng nhiệt hạch chỉ có thể xảy ra ở điều kiện nào dưới đây

    nhiệt độ cao.

    nhiệt độ thấp.           

    nhiệt độ bình thường.

    dưới áp suất rất cao.

  • (2)

    Chọn câu trả lời đúng nhất. Gọi k là hệ số nhân nơtron. Điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra là

    k = 1.

    k < 1.

    k  1.

    k > 1.

  • (3)

    Trong các lò phản ứng hạt nhân, vật liệu nào dưới đây có thể đóng vai trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron ?

    Bêtông.

    Than chì.

    Kim loại nặng.

    Cadimi.                              

  • (4)

    So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng:

    Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch.

    Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không.

    Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

    Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

  • (5)

    Cho phản ứng hạt nhân: . Phản ứng này là

    phản ứng phân hạch.

    phản ứng toả năng lượng.

    phản ứng nhiệt hạch.

    phản ứng thu năng lượng.

  • (6)

    Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch dây chuyền ?

    Trong phản ứng dây chuyền, số phân hạch tăng rất nhanh trong một thời gian ngắn.

    Khi hệ số nhân nơtron k = 1, con người có thể không chế được phản ứng dây chuyền.

    Khi hệ số nhân nơtron k > 1, con người không thể khống chế được phản ứng dây chuyền.

    Khi k < 1 phản ứng phân hạch dây chuyền vẫn xảy ra.

  • (7)

    Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là không đúng ?

    Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được.

    Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.

    Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với 2 hoặc 3 nơtron.

    Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch.

  • (8)

    Xét phản ứng phân hạch urani 235U có phương trình . Cho biết mU = 234,99u; mMo = 94,88u; mLa = 138,87u,mn = 1,0087u, 1u = 931MeV/c2, bỏ qua khối lượng e. Tính năng lượng mà một phân hạch tỏa ra

    136MeV        

    214MeV

    177MeV

    282MeV

  • (9)

    Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng nhiệt hạch sinh ra hạt a và hạt nơtron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là DmT = 0,0087u; của hạt nhân đơteri là DmD = 0,0024u, của hạt nhân aDma = 0,0305u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là bao nhiêu?    

    DE=38,7296J

    DE=18,0614J 

    DE=38,7296MeV            

    DE=18,0614MeV             

  • (10)

    Tính năng lượng toả ra trong phản ứng hạt nhân , biết năng lượng liên kết của các hạt nhân ,  tương ứng bằng 2,18MeV và 7,62MeV.

    0,32MeV.      

    3,26MeV.                           

    0,25MeV.      

    1,55MeV.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015  Môn: Ngữ văn – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015Môn: Ngữ vănPhần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau ...
Đáp án đề thi ĐH Môn Vật lý 2013
Đáp án đề thi ĐH Môn Vật lý 2013
Cần trợ giúp hãy kết bạn cùng facebook – nhanthanhcs1@gmail.com
CẢNH SINH HOẠT CỦA THỢ THUYỀN AN NAM
No img
CẢNH SINH HOẠT CỦA THỢ THUYỀN AN NAMNóng bức! Một cái nóng bức mà chỉ chúng tôi, những người Nam ...
Đoàn kết giai cấp
No img
ĐOÀN KẾT GIAI CẤPĐầu năm 1921, một cuộc bãi công lớn của công nhân hàng hải đăng hạ.[1]' nổ ra ...