ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 201 5 -201 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12

 

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2015-2016

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12

               Ngày thi: 14/10/2015

Thời gian làm bài: 180 phút

 

PHẦN I: (3 điểm) 

 

Câu 1: (1,5 điểm)

           Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.

Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.

Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất.

Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại.

Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.

Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý”.

                                                    (Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, tr.23, Nxb Giáo dục)

a.      Phương thức biểu đạt chính? (0,25 điểm)

b.      Nội dung chính? (0,5 điểm)

c.      Đặt tên cho văn bản. (0,25 điểm)

                  d.  Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản và nêu những hiểu biết cơ bản về thao tác lập luận đó. (0.5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

 Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Trăng nở nụ cười

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền

Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người

Vườn sông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau

Giữa đời vàng lẫn với thau

Lòng tin còn chút về sau để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.

(Lê Đình Cánh)

1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần? (0,25)

2/ Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông? (0,25)

3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.(0,5)

              4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này và chi tiết nghệ thuật ấy? (0,5)

 

PHẦN II: (3 điểm)

Câu 3: Đọc văn bản sau:

“… Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật tầm thường cũ rích, tuồng như không ai để ý đến, nhưng cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là:

Học để làm người.

Theo câu nói ấy, có lẽ cãi lại rằng: Vậy thì không học không làm người được sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng, ông Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, nhiều nhà đại chính trị đại sáng tạo hoặc trọn đời ở trong các mỏ lớn, các công xưởng mà làm được công việc to lớn đó thì sao? Còn ở trên đời biết bao người vào trường nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm ngàn bộ sách, miệng nói ra rành là chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư cách làm người nữa. Thế thì câu nói “học để làm người” không phải là không đúng sao?”.

(Trích  Học để làm gì? – Huỳnh Thúc Kháng – Báo Tiếng Dân, số 282, ngày 17.5.1930, in lại trong “ Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 21, Nxb Khoa học Xã hội. H. 2000)

           Viết bài nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Huỳnh Thúc Kháng và vấn đề “ Học để làm gì?”.

PHẦN III:(4 điểm)

Câu 4: Phân tích hình tượng người ở lại trong bài thơ “ Việt Bắc” củaTố Hữu.

 

———–HẾT————-

 

Họ và tên:……………………………………….SBD…………………….

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1  NĂM HỌC 2015-2016

                                                            Môn: Ngữ văn

Phần I

Kĩ năng đọc hiểu

 

Yêu cầu chung

         Phần này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một câu, một đoạn, một văn bản văn học thuộc nhiều thể loại để làm bài.

         Mỗi câu chỉ hỏi một khía cạnh, thí sinh cần xác định đúng yêu cầu để trả lời chính xác.

Câu 1.

         Phươngthứcbiểuđạtchính: Nghịluận (0,25 điểm)

         Nội dung chính:

Mở đầu bằng việc khẳng định giá trị không thể thay thế của sách. Từ luận điểm được nêu, tác giả đã chỉ ra các phương diện khác nhau mà sách đem lại. Đó là:

1) Sách là người bạn.

2) Sách mở mang tri thức, hiểu biết.

3) Sách đưa ta vượt thời gian.

4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.

(Nêu được 2 ý: 0,25 điểm, 3 ý trở lên 0,5 điểm)

         Đặt tên cho ngữ liệu. Vai trò của việc đọc sách, … (0,25 điểm)

         Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu: Phân tích (0,25 điểm)

         Những hiểu biết cơ bản về thao tác lập luận đó. (0,5 điểm)

Trong VBNL, TTLL phân tích không đơn thuần chỉ là tách nhỏ các mặt nội dung để tìm hiểu mà còn cần phải xác lập mối liên hệ giữa chúng để có cơ sở khái quát lại toàn bộ nội dung đã trình bày trước đó, từ đó rút ra nhận thức chân lý. Muốn nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì cần phải tổng hợp.

Câu 2.

1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần? (0,25)

(Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng).

2/ Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?

(Đoạn thơ  giúpliên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao). (0,25)

3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.

(Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên trong hắn bao lâu nay thực  sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu).(0,5)

4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này với chi tiết nghệ thuật ấy?

(“Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao với các lớp nghĩa:

              – Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dân gian.

– Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”). (0,5)

Phần II

 

Câu 4

Nghị luận xã hội

Yêu cầu chung

– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phảihuy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bàytỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ vàcăn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.

 

 

Yêu cầu cụ thể

1.      Đúng cấu trúc, kĩ năng (0,5)

2.      Xác định đúng vấn đề: (0,5)

          Bày tỏ suy nghĩ  về ý kiến của Huỳnh Thúc Kháng: Huỳnh Thúc Kháng bác bỏ một quan niệm về mục đích học chưa đúng đắn từ đó khiến người đọc có ý thức hơn trong việc xác định mục đích học cho bản thân.

         Nêu ý kiến của bản thân về mục đích học: (HS có thể nêu mục đích khác nhau song cần dựa trên cơ sở những mục đích học mà UNESCO đề xướng  “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.” bởi đây là mục đích đúng đắn, đầy đủ và toàn diện.

3.      Giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề (1,5)

a.      “Học để biết”: (Nghĩa là thế nào? Nhờ học, con người biết được những gì?)

b.      “Học để làm”: (Nghĩa là thế nào? Làm được những gì từ việc học?)

c.      “Học để chung sống”: (Nghĩa là thế nào? Tại sao cần học để chung sống?)

d.      “Học để tự khẳng định mình”: (Nghĩa là thế nào? Từ việc học, mỗi người sẽ tự khẳng định mình như thế nào?)

4.      Bàn luận  (0,5)

         Xác định mục đích học có phải chỉ dành cho đối tượng HS, SV không?

         Có những nhận thức sai lệch nào về mục đích học tập đã, đang tồn tại trong xã hội?

         Đánh giá tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học

Câu 4

Nghị luận văn học:

Yêu cầu chung

– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

 

 

 

                                     Yêu cầu cụ thể

1.      Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng (0,5)

2.      Phân tích hình tượng (2,0)

·        Vẻ ngoài (0,5)

         Trang phục giản dị…

         Tư thế vững chãi, tự tin, tự chủ..

·        Hoàn cảnh sống (0,5)

         Cuộc sống nghèo khó, vất vả...

·        Phẩm chất (1,0)

         Vui vẻ, lạc quan…

         Lao động cần mẫn, cẩn trọng, khéo léo, tài hoa…

         Tình cảm gắn bó, thủy chung, nghĩa tình…

3.      Nghệ thuật (1,0)

Hình thức trữ tình giàu tính dân tộc

         Hình tượng người ở lại chủ yếu hiện lên qua nỗi nhớ người đi với lối xưng hô mình- ta” tha thiết…

         Đại từ phiếm chỉ  ai” quen thộc trong ca dao…

         Bút pháp chấm phá gợi tả…

         Thể thơ lục bát được sử dụng sáng tạo…

4.      Đảm bảo kết cấu (0,5)

Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ởmỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
ĐỀ THI THỬ THPT MÔN NGỮ VĂN-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN-2016
ĐỀ THI THỬ THPT MÔN NGỮ VĂN-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN-2016
 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ duới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
MÔN: NGỮ VĂN  – LỚP: 12 – SỞ GD&ĐT. ĐĂKLĂK – KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN I THCS THCS – THPT ĐÔNG DU                                   
MÔN: NGỮ VĂN  – LỚP: 12 – SỞ GD&ĐT. ĐĂKLĂK – KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN I THCS THCS – THPT ĐÔNG DU                                   
 SỞ GD&ĐT. ĐĂKLĂK                           KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN ITHCS THCS – THPT ĐÔNG DU                                     MÔN: NGỮ VĂN  - LỚP: 12                                                                            Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)     1. Đọc ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
ĐỀ THI THỬ THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2016 – SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
ĐỀ THI THỬ THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2016 – SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
 ĐỀ THI THỬ THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2016 - SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ĐĐEPhần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂ M 2016 Môn: Ngữ văn – TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂ M 2016 Môn: Ngữ văn – TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
   TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ         ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề(Đề thi có 01 trang)Câu 1 (2,0 điểm):     Đọc văn bản ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016) MÔN: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016) MÔN: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)
 TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA         KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016)                                                                   MÔN: NGỮ VĂN           ĐỀ CHÍNH THỨC                         Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3 đ)Đọc đoạn thơ sau và ...
Chuyên mụcĐề thi thử thpt môn Văn học
Sách và tư liệu
Vật lý 10 – ND3C. LỰC MA SÁT
Vật lý 10 – ND3C. LỰC MA SÁT
KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – LỰC MA SÁT. VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN VÀ ...
Toán 12_Đề chính thức của bộ 2016
Toán 12_Đề chính thức của bộ 2016
"Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn, chắc chắn sẽ có ai đó ...
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂ M 2016 Môn: Ngữ văn – TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂ M 2016 Môn: Ngữ văn – TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
   TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ         ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016Môn: Ngữ văn Thời gian ...
UNIT 12 – THE ASIAN GAMES – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 12 – THE ASIAN GAMES – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 12                          THE ASIAN GAMESI.              Circle the word that contain a different vowel sound in bold.1.     game              decade ...