Khái niệm chủ thể thẩm mỹ

Khái niệm chủ thể thẩm mỹ

Trong lịch sử mỹ học; mỹ học duy tâm khách quan Platông; Hêghen đều coi ý niệm và ý niệm tuyệt đối là chủ thể của mọi hoạt động thẩm mỹ của con người; hay nói một cách khác con người là chủ thể thẩm mỹ với tư cách là hiện thân của “ý niệm”; “ý niệm tuyệt đối”.

Platông coi sáng tạo nghệ thuật là hoạt động linh cảm. Còn Hêghen coi sáng tạo nghệ thuật là sự vận động của ý niệm tuyệt đối ở trong hoạt động tinh thần của con người. Còn mỹ học duy tâm chủ quan của Cantơ coi hoạt động thẩm mỹ là chủ thể con người nhưng nó mang tính chủ quan.

Mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX với khuynh hướng “vị thiên nhiên” coi chủ thể thẩm mỹ không chỉ là con người; mà còn những động vật. Ví dụ tiếng hót của con chim họa mi; con nhện giăng tơ; con ong làm tổ; con công múa cũng là chủ thể thẩm mỹ.

  1. Mác đã nêu bật những đặc điểm phổ quát trong lao động của con người là lao động sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh tồn; ăn; mặc; ở; đi lại. Khi con người; chân đi đất; cởi trần; đầu đội lốt thú thì một Homoesthéticquechưa hề xuất hiện.

Để chuyển từ một Homosapiens[4]; Homofabe sang các Homoesthéticque là một quá trình rất lâu dài của lịch sử. Đó là quá trình chuyển hoá con người tự nhiên thành con người xã hội; chuyển hoá các giác quan tự nhiên thành các giác quan có tính chất xã hội.

  1. Mác đã khẳng định hoạt động có mục đích của con người đã dẫn con người biết sáng tạo trong toàn bộ cuộc sống của mình để con người thoát khỏi tình trạng động vật. Đó cũng chỉ ra sự khác biệt của con người với hoạt động bản năng của động vật là ở chỗ “súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó; còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào và ở đâu cũng có thể ứng dụng cho đối tượng; do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp”.

Về vấn đề này Ph. Ăngghen cũng nói rằng: “Chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con người và các loài động vật khác” là: “động vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và chỉ gây ra những sự biến đổi trong tự nhiên đơn thuần bằng sự có mặt của chúng; còn con người lại do đã tạo ra những biến đổi trong tự nhiên mà bắt tự nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình và thống trị tự nhiên”.

Lúc đầu con người chỉ tồn tại với tư cách là con người thực dụng; chỉ biết sản xuất ra thức ăn; đồ mặc. Mặc dầu con người biết sáng tạo ra công cụ lao động; biết biến đổi hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất tối thiểu. Phải trải qua một quá trình sáng tạo lâu dài ở con người mới hình thành các giác quan thẩm mỹ; – tức các giác quan có khả năng thụ cảm; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. 

 C. Mác viết: “thông qua sự phong phú; đã được phát triển về mặt vật chất; của bản chất con người; thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển một phần thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra; lỗ tai thính âm nhạc; con mắt nhận thấy cái đẹp của hình thức; – nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về sự hưởng thụ có tính chất người và tự khẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người”.

Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có năng lực cảm thụ; sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ theo những qui luật của cái đẹp thông qua các giác quan tay; mắt và tai được rèn luyện để đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ.

Đôi bàn tay con người không chỉ biết thể hiện những hoạt động bản năng sinh tồn; mà còn biết lao động; biết sáng tạo – nhất là sáng tạo thẩm mỹ; sáng tạo nghệ thuật theo qui luật của cái đẹp. Đôi mắt con người là “cửa sổ của tâm hồn”. Vì; không chỉ thấy mà còn để biết; không chỉ ngắm nhìn mà còn biết khám phá; biết sáng tạo; không chỉ tiếp thu mà còn phản ứng; không chỉ biết lựa chọn; mà còn biết vâng lời; biết từ chối… Đôi tai của con người không chỉ nghe mà còn phải hiểu; không chỉ biết lắng nghe mà phải nghe cho rõ; không chỉ biết khám phá; mà còn biết sáng tạo…

– Mỹ học duy tâm không phủ nhận tính hiện thực của chủ thể thẩm mỹ là con người; nhưng khi giải thích nguồn gộc; bản chất của chủ thể thẩm mỹ họ lại tuyệt đối hóa vai trò của lực lượng siêu nhiên và ý muốn chủ quan của con người.

Mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX với khuynh hướng “vị thiên nhiên” coi chủ thể thẩm mỹ không chỉ là con người; mà còn những động vật nhất định.

Theo quan điểm mỹ học hiện đại; chủ thể thẩm mỹ là con người.

Cac Mac cho rằng hành động đầu tiên của con người là lao động sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh tồn; ăn; mặc; ở; đi lại

Lúc đầu con người chỉ tồn tại với tư cách con người thực dụng; chỉ biết sản xuất ra thức ăn; đồ mặc thỏa mãn những nhu cầu sinh tồn.

Phải trải qua một quá trình sáng tạo lâu dài con người mới hình thành các giác quan thẩm mỹ có khả năng thụ cảm; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ; làm xuất hiện nhu cầu tình cảm; thị hiếu; lý tưởng thẩm mỹ.

* Các giác quan và giác quan thẩm mỹ của con người là giác quan nào?

* Thị giác và thị giác thẩm mỹ?

Không chỉ thấy mà cỏn để hiểu; không chỉ ngắm nhìn mà còn biết chinh phục; sáng tạo; không chỉ tiếp thu; biết lựa chọn; biết vâng lời; biết từ chối…

* Thính giác và thính giác thẩm mỹ?

Đôi tai không chỉ biết lắng nghe mà còn phải; không chỉ biết lắng nghe mà phải nghe cho rõ; không chỉ biết khám phá; mà còn biết sáng tạo.

* Xúc giác và xúc giác thẩm mỹ?

Đoi bàn tay con người không chỉ biết nhận biết thể hiện những hoạt động sinh tồn; mà còn biết lao động; biết sáng tạo – nhất là sáng tạo thẩm mỹ; sáng tạo nghệ thuật.

Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có năng lực cảm thụ; sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ theo những qui luật của cái đẹp thông qua các giác quan tay; mắt và tai được rèn luyện để đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ.

– Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội? Vì quan hệ thẩm mỹ mang tính xã hội. Đó là tính lịch sử; giai cấp; dân tộc; nhân loại và bản chất của quan hệ thẩm mỹ là 1 giá trị XH.

– Năng lực thẩm mỹ của con người là quá trình phát triển của các giác quan thẩm mỹ – hình thành ý thức thẩm mỹ; đó là năng lực cảm thụ; đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp theo tiêu chí chân – thiện – mỹ

Mỹ học đại cương 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Vật lý 10_Đề thi giữa kì 2_thpt Nguyễn Tất Thành Hà Nội
No img
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNHNĂM HỌC 2014 – 2015Môn: Vật lý lớp 10 ...
Không phải chủ nghĩa quân phiệt đâu, nhưng …
No img
KHÔNG PHẢI CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT ĐÂU, NHƯNG...Ông Clêmăngxô đã chứng minh rất rành rọt cho thê giới nói chung, ...
Vật lý 12_Đề thi thử thpt Chu Văn An, HN_lần 1 tháng 5-2016
Vật lý 12_Đề thi thử thpt Chu Văn An, HN_lần 1 tháng 5-2016
Kết bạn cùng facebook: nhanthanhcs1@gmail.com để được chia sẻ
Lidar group-JARS-Normally off gated photomultiplier tube module-2014-(IP: ~1)
Lidar group-JARS-Normally off gated photomultiplier tube module-2014-(IP: ~1)
Gated PMT is high technique for remote sensing in atmosphere research