Hậu duệ mặt trời ( tặng 6 poscard có chữ kí)
Nền tảng webOS bắt đầu được LG sử dụng cho các dòng TV thông minh của mình từ năm 2014 và nền tảng này liên tiếp được hãng nâng cấp qua từng năm. Năm nay, webOS 3.0 được LG tích hợp trên hầu các dòng Tivi của mình và đang được nhiều khách hàng đánh giá cao về các tính năng vượt trội. Cùng Trần Anh đánh giá về những ưu nhược điểm của hệ điều hành này nhé
Các tính năng nổi bật
Nếu như webOS 2.0 tập trung vào tốc độ thì trên phiên bản 3.0 của năm 2016, LG đã tập trung cải thiện độ khả dụng và tính năng điều khiển cho người dùng TV của hãng. Ba tính năng mới đáng chú ý trên webOS 3.0 mới đó là Mobile Connection giúp kết nối smartphone với TV, điều khiển mới và tính năng Magic Zoom cho phép phóng to một phần của khung hình mà không làm giảm chất lượng.
Ngoài ra, webOS 3.0 còn cho phép người dùng xem nhiều kênh cùng một lúc, hoặc xem nhiều nguồn vào cùng lúc với tính năng Multi-view, chẳng hạn như vừa xem truyền hình (ăng-ten) vừa xem phim từ đầu phát (HDMI)).
Kho ứng dụng của WebOS 3.0 có tên là LG Content Store. Nói chung so với Android TV thì không phong phú bằng (nhất là khi bạn có thể cài cả ứng dụng của Android di động), tuy nhiên về cơ bản thì nó vẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí thông thường.
WebOS 3.0 có khả năng đọc rất tốt file nhạc (mp3), phim (mkv, mp4) và hình ảnh (jpg). Đặc biệt là về phim, người dùng có thể chơi tốt định dạng mkv phổ biến hiện nay với độ phân giải đến 4K. WebOS cũng cho phép bạn chọn phụ đề, tuỳ biến nó (vị trí, kích thước, màu sắc, bảng mã…) theo ý thích. Tuy nhiên phụ đề sẽ không có chú thích, vì vậy sẽ hơi phiền phức nếu như bạn không biết thứ tự các video trong phụ đề của mình.
Một khách hàng của Trần Anh sau khi sử dụng TV của LG có tích hợp hệ điều hành này cho biết: “Thấy tính năng được nhất của Smart TV này là xem được nhiều kênh cùng một lúc, TV chạy rất mượt, đơn giản dễ dùng, vào mạng lướt web rất nhanh”
Tổng quan giao diện
Giao diện của WebOS 3.0 nhìn chung rất đơn giản và trực quan với phong cách thiên về hoạt hình. Tuỳ theo gu mà bạn có thể thích hoặc không, nhưng khá nhiều khách hàng cảm thấy giao diện này thân thiện và dễ sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ con. Mặc dù xuất hiện chồng lên nội dung đang chiếu, giao diện WebOS 3.0 không chiếm quá nhiều diện tích và bạn vẫn có thể tiếp tục theo dõi. Tốc độ phản hồi cũng khá nhanh, từ lúc bấm phím Home đến khi màn hình chính chỉ khoảng 1-2 giây. Các tính năng như điều chỉnh to nhỏ cũng phản hồi khá nhanh.
Hàng phía dưới là các ứng dụng và phím tắt được sắp xếp theo dạng thẻ bài với nhiều màu sắc rất bắt mắt và dễ phân biệt. Người dùng có thể tuỳ biến, thêm bớt ứng dụng và phím tắt theo ý mình; sau đó lưu lại thành profile và có thể điều khiển bằng con trỏ hoặc các phím trên magic remote.
Góc phải bên trên bạn sẽ thấy 3 phím tắt, cho phép bạn truy cập nhanh vào 3 tính năng: nghe nhạc, quản lý các kết nối và tinh chỉnh. Bên dưới nữa là các profile hiện có trên TV, cho phép bạn có thể chuyển đổi nhanh. Phần tinh chỉnh (biểu tượng bánh xe) khi ấn vào sẽ cho bạn tiếp tục vào sâu hơn với vào các tính năng thiết lập hình ảnh, âm thanh, giờ,… Biểu tượng 3 dấu chấm dọc ở cuối cùng giúp bạn có thể vào sâu phần thiết lập chi tiết của TV.
Tags:
,
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!