Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát, ứng dụng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát, ứng dụng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Đối tượng nghiên cứu của triết học và kinh tế học chính trị Mác-Lênin là cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học     Mác-Lênin có    đối  tượng   nghiên   cứu   là  những   quy   luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học, dù theo trường phái nào, thì cũng đều là thế giới quan và nhân sinh quan của con người; khi xã hội có giai cấp thì thế giới quan, nhân sinh quan mang tính giai cấp. Triết học Mác-Lênin là thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân hiện đại, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động trong thời đại hiện nay. Triết học Mác-Lênin vì thế mà trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận chung cho chủ nghĩa xã hội khoa học (và nhiều khoa học khác).

Đặc biệt là khi luận giải   về quy luật   chung nhất     của     sự         phát   triển    xã hội là do mâu

thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, triết học Mác-Lênin khẳng định xã hội loài người có sự kế tiếp của các hình thái kinh tế – xã hội như “một quá trình lịch sử tự nhiên”. Quá trình đó tất yếu dẫn đến hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ở tất cả các nước với những hình thức, bước đi và thời gian khác nhau.

Kinh tế học chính trị Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu là những quy luật của các quan hệ xã hội hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng những của cải đó trong những trình độ nhất định của sự phát triển xã hội loài người; đặc biệt là những quy luật trong chế độ tư bản chủ nghĩa và quá trình chuyển biến tất yếu lên chủ nghĩa xã hội của cả thời đại ngày nay.

Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phải dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản của kinh tế học chính trị Mác-Lênin mới có thể làm rõ những quy luật, những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu của mỗi nước và của thời đại ngày nay – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

  1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu là: những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Sự chuyển biến      từ  các chế độ    tư hữu,    từ  chủ  nghĩa   tư  bản  lên  chủ

nghĩa xã hội… mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vì đó là vấn đề xã hội, quy luật xã hội cho nên nó không tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều thông qua những hoạt động của con người. Nhân tố Người ở   đây lại         trước                              hết là giai                cấp công nhân hiện         đại.                   Với       ý nghĩa                    đó,

các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khái quát rằng: “Chủ nghĩa cộng sản… là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản”[1], là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”2 gắn với giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Những nội dung lý        luận khoa  học  chung  nhất  của   chủ  nghĩa  xã hội

khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn và phát triển sáng tạo ở mỗi nước, trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nếu ở đâu biến những lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức giáo điều thì ở đó đã làm mất tính biện chứng – khoa học và cách mạng cũng như giá trị và sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trong hệ     thống nội  dung lý    luận   của chủ  nghĩa xã    hội  khoa  học  có

những phạm trù, khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây: “giai cấp công nhân” và “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” (gắn với đảng cộng sản”); “hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa” (trong đó đặc biệt là “xã hội xã hội chủ nghĩa”); “cách mạng xã hội chủ nghĩa”; “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa”; “cơ cấu xã hội – giai cấp, liên minh công nông và các tầng lớp lao động…”; “vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “thời đại ngày nay”…

  1. Phạm vi khảo sát và vận dụng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Với tư cách là một khoa học, cũng như các khoa học khác: lý thuyết của chủ            nghĩa  xã        hội                   khoa  học        đều    bắt   nguồn     từ           sự  khảo         sát, phân tích

những tư liệu thực tiễn, thực tế. Do đó, khi vận dụng những lý thuyết khoa học đương nhiên phải gắn với thực tế, thực tiễn một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp và hiệu quả nhất trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Những vấn đề chính trị – xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa các quốc gia, các dân tộc… có đặc điểm, vai trò, mục đích… khác nhau lại là những vấn đề thường là phức tạp hơn so với nhiều vấn đề của các khoa học khác.

Nhận thức được những nội dung nêu trên chúng ta có khả năng khắc phục những bệnh giản đơn, chủ quan duy ý chí, thờ ơ chính trị… trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển rất cao như hiện nay.

Thực tiễn gần một thế kỷ ở một số nước xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có nhiều thành tựu về mọi mặt. Song, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm và lâm vào khủng hoảng, thoái trào nghiêm trọng. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ là do đảng cộng sản ở các nước đó vừa sai lầm về đường lối, vừa xa rời lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa có cả những sự phản bội từ cấp cao nhất; đồng thời có sự phá hoại nhiều mặt của        chủ    nghĩa đế          quốc…       Một     trong                               những          sai

lầm, khuyết điểm của các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa mấy thập kỷ qua là bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn, biến chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức máy móc, giáo       điều,     khô      cứng… làm suy giảm,          thậm   chí       mất      sức    sống trong

thực tiễn.

Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã rút ra được những kinh nghiệm quý, vẫn kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin,     nhưng       biết        chú trọng       sửa                                     chữa     những                  sai    lầm,    khuyết

điểm nêu trên, đồng thời giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được, đổi mới, cải cách phù hợp một cách toàn diện. Đến nay, sau khoảng hai thập kỷ tiến hành đổi mới và cải cách, các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) đã đạt được nhiều thành quả to lớn: ổn định chính trị – xã hội, phát triển về mọi mặt và nâng cao đời sống nhân dân. Những thành tựu đó được nhân dân trong nước và nhân loại tiến bộ thừa nhận, tin tưởng.

Những vấn đề nêu khái quát trên đây cũng thuộc phạm vi khảo sát và vận dụng của môn chủ nghĩa xã hội khoa học. Vận dụng, bổ sung và phát triển đúng đắn chủ nghĩa xã hội khoa học chắc chắn sẽ làm cho các nước xã hội chủ nghĩa phát triển đúng mục tiêu, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mới – một chế độ thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặc biệt coi trọng vấn đề đổi mới tư duy lý luận, coi đó như một tiền đề tư tưởng hàng đầu để lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Làm thế nào để gia đình hạnh phúc?
No img
LÀM THẾ NÀO ĐÊ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚCTrong rất nhiều lý do, nhiều cách thức tiếp cận ở nhiều góc ...
Vật lý 12_Đề thi thử thpt Yên Hòa, Cầu Giấy, HN_lần 2 tháng 5-2016
Vật lý 12_Đề thi thử thpt Yên Hòa, Cầu Giấy, HN_lần 2 tháng 5-2016
Kết bạn cùng facebook: nhanthanh@gmail.com để được chia sẻ
CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA VÀ TRUNG QUỐC
No img
CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA VÀ TRUNG QUỐCNhững sự biến ở Trung Quốc có hai mặt: sự xung đột ...
Đáp án môn Lý CĐ, 2014
Đáp án môn Lý CĐ, 2014
Cần trợ giúp hãy kết bạn cùng facebook – nhanthanhcs1@gmail.com