Phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thứ ba của chủ nghĩa Mác- Lênin, có quan hệ chặt chẽ vớ i hai bộ phận kia là triết học Mác-Lênin và kinh tế học chính trị Mác-Lênin.

  1. Phương pháp luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin: Chỉ có dựa trên phương pháp luận khoa học đó thì chủ nghĩa xã hội khoa học mới luận giải đúng đắn, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về quá trình phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa và các khái niệm, phạm trù, các nội dung khác của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trên cơ      sở phương  pháp  luận chung   đó,  chủ   nghĩa  xã hội  khoa   học

cũng đặc biệt chú trọng sử dụng những phương pháp khác, cụ thể hơn và những phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp.

  1. Các phương pháp đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phương pháp kết hợp lịch sử – lôgíc. Đây cũng là một nội dung của phương pháp luận triết học Mác-Lênin, nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học. Phải trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà phân tích để rút ra những nhận định, những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học – tức là rút ra được lôgíc của lịch sử (chứ không dừng lại ở sự kể lể về sự thật lịch sử). Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã là những tấm gương mẫu mực về việc sử dụng phương pháp này khi phân tích lịch sử nhân loại, đặc biệt là về sự phát triển các phương thức sản xuất… để rút ra được lôgíc của quá trình lịch sử, căn bản là quy        luật   mâu thuẫn             giữa    lực       lượng sản                        xuất                      và quan   hệ sản         xuất,

giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột, quy luật đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội và do đó, cuối cùng “đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản”, dẫn đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sau này, chính cái kết luận lôgíc khoa học đó đã vừa được chứng minh vừa là nhân      tố                 dẫn       dắt  tiến  hành  thắng  lợi   của Cách    mạng   xã  hội  chủ  nghĩa

Tháng Mười Nga (1917) và sau đó là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời với rất nhiều thành tựu mới cho nhân loại tiến bộ. Còn sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô không phải do cái tất yếu lôgíc của chủ nghĩa xã hội, mà trái lại, do các đảng cộng sản ở các nước đó xa rời, phản bội cái tất yếu đã được luận giải khoa học trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị – xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học. Khi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tiễn một xã hội cụ thể, đặc biệt là trong điều kiện của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những người nghiên cứu, khảo sát… phải luôn có sự nhạy bén về chính

trị –    xã hội   trước  tất  cả các hoạt    động  và quan   hệ xã  hội,  trong   nước và

quốc tế. Thường là, trong thời đại còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, còn chính trị thì mọi            hoạt                                  động,           mọi  quan hệ  xã hội ở các    lĩnh  vực,  kể cả khoa

học công nghệ, tri thức và sử dụng tri thức, các nguồn lực, các lợi ích… đều có nhân tố chính trị chi phối mạnh nhất, nhưng nó lại có vẻ “đứng đằng sau hậu trường” (thậm chí cố tình che đậy như trong các đảng và chính phủ tư sản cầm quyền). Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị – xã hội, không có nhạy bén chính trị và lập trường – bản lĩnh chính trị vững vàng, khoa học thì dễ mơ hồ, lầm lẫn, sai lệch khôn lường.

– Các phương pháp có tính liên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn khoa           học      xã                                 hội nói chung và khoa                    học  chính  trị  – xã   hội  nói

riêng, do đó nó cần thiết phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của các khoa học xã hội khác: như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hoá, mô hình hoá, v.v. để nghiên cứu những khía cạnh chính trị – xã hội của các mặt hoạt động trong một xã hội còn giai cấp, đặc biệt là trong chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội (kể cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội).

Có thể đề cập đến một phương pháp nghiên cứu có tính khái quát mà chủ nghĩa xã hội khoa học cần sử dụng đó là phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị – xã hội.

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Hóa 12_Đáp án đề chính thức 2016
Hóa 12_Đáp án đề chính thức 2016
Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.
UNIT 1 – TEST 2  – TIẾNG ANH LỚP 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 1 – TEST 2  – TIẾNG ANH LỚP 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 1 - TEST 2  - TIẾNG ANH LỚP 11I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has main stress placed differently from ...
BÁO CÁO VỂ BẮC KỲ, TRUNG KỲ VÀ NAM KỲ
No img
BÁO CÁO VỂ BẮC KỲ, TRUNG KỲ VÀ NAM KỲMátxcơva, 1924Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ...
Kiến thức chương 1_Dao động cơ học
Kiến thức chương 1_Dao động cơ học
Con lắc lò xo và con lắc đơn. Hãy hiểu hết về nó.