Bài 1, 2 trang 159, 160 Sinh 12

Bài 1. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào sau đây có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sóng, núi, eo biển,…

H. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Trả lời: B, C, G, H.

Bài 2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

– Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,…

– Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

– Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
DIỄN THẾ SINH THÁI
DIỄN THẾ SINH THÁII. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI:- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.- Diễn ...
Chuyên mụcSinh thái học
no img nhan thanh
Bài 4 trang 185 SGK Sinh 12
Bài 4. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? ...
Chuyên mụcSinh thái học
no img nhan thanh
Bài 3, 4 trang 194 SGK Sinh 12
Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái. Trả lời: 3 loại tháp sinh thái: -  Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc ...
Chuyên mụcSinh thái học
no img nhan thanh
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬTMỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng ...
Chuyên mụcSinh thái học
no img nhan thanh
Bài 3 trang 160 SGK Sinh 12
Bài 3. Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể ...
Chuyên mụcSinh thái học
Sách và tư liệu
UNIT 15 – TEST 2 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 15 – TEST 2 – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 15                                      TEST 2I.              PRONUNCIATIONChoose the word that has the main stress placed differently from that of the others.1.     a. ...
ĐA. Nội dung 13. Con lắc đơn, vận tốc, gia tốc, lực căng, cơ năng, thế năng
ĐA. Nội dung 13. Con lắc đơn, vận tốc, gia tốc, lực căng, cơ năng, thế năng
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...
TÂM ĐỊA THỰC DÂN – HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP – TẬP 1
No img
TÂM ĐỊA THỰC DÂN1ít khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được ...