Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

 Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

–    Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

Ví dụ, khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung); cách thức liên kết hoá học của chúng là: H – 0 – H (hình thức).

–          Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, nghĩa phương pháp luận

+ Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật: không có sự vật nào tồn tại mà chỉ có nội dung mà không có hình thức nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung của mỗi sự vật bao giờ cũng cần xem xét nó theo phương thức kết hợp nhất định và ngược lại. Việc nghiên cứu thuần tuý nội dung hay hình thức thuần tuý chỉ mang ý nghĩa là sự trừu tượng hoá trong một quá trình nhận thức xác định.

Ví dụ, khi nghiên cứu một đối tượng, trước hết người ta có thể tiến hành phân tích xem nó được cấu thành từ những yếu tố, bộ phận,… nào. Sau đó tiến hành nghiên cứu xem chúng được liên kết với nhau theo cách thức nào để tạo nên sự tồn tại của đối tượng đó, nhờ đó hiểu được toàn diện đối tượng ấy, giải thích được tính chất chung được tạo ra từ sự liên kết các yếu tố, bộ phận đó.

+ Cùng một nội dung nhưng có thể có những phương thức kêt hợp khác nhau; ngược lại, các nội dung khác nhau nhưng có thể có sự đồng dạng về phương thức kết hợp giữa chúng. Tuy nhiên điều đó không phải là tuyệt đối, phi nguyên tắc.

Ví dụ, một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau.

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp mới.

Vì vậy, vấn đề mấu chốt trong nhận thức và thực tiễn là nghiên cứu sự vật từ quá trình biến đổi nội dung của nó và xác lập sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Ví dụ, dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Lý thuyết: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Bằng việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên nền tảng thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, chủ nghĩa duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Giai cấp là gì? Hiểu thế nào về khái niệm “tầng lớp xã hội”?
 Giai cấp là gì? Hiểu thế nào về khái niệm “tầng lớp xã hội”? -       Khái niệm giai cấp+ Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội, những tập đoàn ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Sinh viên học tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin để làm gì
 Chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Sinh viên học tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào?
 Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.-     Khái niệm tất nhiên và ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
no img nhan thanh
Mọi sự phát triển đều có những tính chất chung nào? Cho ví dụ.
 Mọi sự phát triển đều có những tính chất chung nào? Cho ví dụ.Mọi quá trình phát triển đều có ba tính chất chung là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.-    Tính khách quan ...
Chuyên mụcThế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
Sách và tư liệu
Vật lý 10_CHỦ ĐỀ I: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
Vật lý 10_CHỦ ĐỀ I: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
A. LÝ THUYẾT1. Cấu trúc tinh thể.+ Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết ...
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12  Môn: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO Năm học 2015-2016
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12  Môn: NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO  Năm học 2015-2016
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢONăm học 2015-2016ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, ...
Đề thi thử môn toán – THPT Đội Cấn
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...
Đề thi thử THPT Quốc Gia – Trường THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh lần 2
No img
Đề có đáp án chi tiết thang điểm 0,25đ / 10 điểm. Đề bài có cơ bản, có tính phân ...
Vật lý. TC2. Chương 5. Chất lỏng
Vật lý. TC2. Chương 5. Chất lỏng
Áp suất phân tử, năng lượng mặt ngoài của chất lỏng, hiện tượng mao dẫn