Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

 

Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Người liên tục đề cập vấn đề xây dựng Đảng và hình thành một hệ thống các luận điểm mang tính nhất quán.

Hồ Chí Minh bàn về xây dựng Đảng không phải là khi trong Đảng có gì đột biến hay trong Đảng “có vấn đề nổi cộm” mới cần đến một giải pháp tinh tế. Với người, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tải yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân. Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Khi cách mạng gặp khó khăn, xây dựng Đảng để cán bộ, đảng viên củng cố lập trường quan điểm, bình tĩnh, sáng suốt, không tỏ ra bị động, lúng túng, bi quan. Ngay cả khi cách mạng trên đà thắng lợi cũng cần đến xây dựng Đảng để xây dựng những quan điểm, tư tưởng cách mạng khoa học. ngăn ngừa chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu và rơi vào căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản” – theo cách nói của V.I.Lênin

 

Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh lý giải hết sức thuyết phục theo các căn cứ sau đây:

–      Xây dựng Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo giai cấp và nhân dân đánh đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng chế độ dân chủ mới. tạo điều kiện tiến dần lên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc. Giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một quá trình, bao gồm nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn; mỗi thời kỳ giai đoạn có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và những yêu cầu riêng. Trước diễn biến của điều kiện khách quan, bản thân Đảng cũng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc. Sinh thời, mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn, bắt đầu triển khai thực hiện nhiệm vụ mới. Hồ Chí Minh bao giờ cũng chủ trương trước hết phải xây dựng Đảng. Chủ trương đó vừa khẳng định đúng vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện khả năng nhạy bén, làm chủ thời cuộc của người đứng đầu tổ chức Đảng. Trước suy nghĩ và nhận thức của Hồ Chí Minh. Đảng ta lớn lên, trưởng thành gắn liền với sự phát triển của đất nước và dân tộc. Đang thực sự là “một cơ thể sống” luôn tự hoàn thiện và vượt lên.

 

–   Đối với toàn Đảng. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hâu. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện; Đảng phải chú ý đến việc xây dựng Đảng. Khả năng tiếp cận nguồn sinh lực tiềm tàng và “đề kháng” các căn bệnh xã hội “thẩm thấu” vào Đảng la phụ thuộc vào hiệu quả công tác xây dựng Đảng. Trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất lạc hậu mà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam thì việc xây dựng Đảng càng phải được quan tâm đặc biệt

–   Xây dựng Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu.

Đảng ta mặc dù có cơ sở khắp cả nước, có những cán bộ và đảng viên tận tụy, hy sinh vô cùng oanh liệt, nhưng theo Hồ Chí Minh, “vì điều kiện khó khăn, ma số đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc. Điều đó tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm như: không nắm vững chính sách trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; không phân biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh quan liêu, công thần, và nạn tham ô hủ hóa khá nặng, v.v.”1.

Xây dựng Đảng là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ, hiểu đúng và thực hành tốt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Mặt khác, giúp cho cán bộ đảng viên phải nhìn lại mình, phát huy mặt tốt. loại bỏ mặt xấu vốn có trong mỗi con người. Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ, đảng viên không phải là thần thánh, họ là con người. Đã là con người thì ai cũng có hai mặt tốt – xấu, thiện – ác thường xuyên đấu tranh với nhau. Trong điều kiện môi trường tốt nếu cán bộ, đảng viên nỗ lực tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện thì mặt tốt, mặt thiện sẽ nổi lên. đẩy lùi mặt ác, mặt xấu. Từ đó họ sẽ trở thành người tốt, làm gương cho quần chúng, có ích cho Đảng, cho cách mạng. Ngược lại trong một môi trường xã hội không lành mạnh, đầy rẫy sự dối trá lừa lọc, nếu cán bộ, đảng viên buông thả, thiếu ý chí phấn đấu thì mặt ác, mặt xấu sẽ nổi lên chi phối, kiềm chế mặt tốt, mặt thiện và lúc đó, họ trở thành người bị tha hóa, biến chất có hại cho Đảng, cho dân, thậm chí trở thành tội phạm.

Vì thế, để mỗi cán bộ, đảng viên luôn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình, giác ngộ lý tưởng cách mạng, vững vàng về mọi mặt trong mọi điều kiện, môi trường xã hội khác nhau thì cùng với sự tự giác rèn luyện, phấn đấu, họ còn cần đến sự giúp đỡ, kiểm soát, quản lý từ phía Đảng. Xây dựng Đảng không thể buông lỏng việc thắt chặt công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, đảng viên. Xây dựng Đảng nếu không được đặt đúng vị trí ngang tầm mà lại buông lỏng kiểm soát, quản lý thì rất dễ làm cho một bộ phận cán bộ đảng viên bị thoái hóa, biến chất về đạo đức và lối sống, dẫn đến tha hóa cả về chính trị.

Trên binh diện phát triển cá nhân, xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nhu cầu tự hoàn thiện, nhu cầu tự làm trong sạch nhân cách của mỗi cán bộ, đảng viên.

–   Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng lại được Hồ Chí Minh coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên hơn của Đảng. Bởi lẽ, với một nhãn quan đặc biệt nhạy bén về chính trị, Người đã nhìn thấy và nhận diện rõ tính hai mặt vốn có của quyền lực: một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê ghớm nếu người nằm quyền lực bị thoái hóa, biến chất, đi vào con đường ham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, lợi dụng quyền lực để lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi, biến quyền lực của nhân dân giành đặc quyền của cá nhân. v.v… Vì vậy, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất gây ra trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước.

Nhận thức đúng sự tác động qua lại giữa môi trường xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt phát triển tâm lý, nhân cách của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã đi đến một nhận đinh mang tính triết lý và thực tiễn sâu sắc, có giá trị phổ quát trong vấn đề xây dựng, đổi mới Đảng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là ngày vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn. không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”1.

Nhận định đó là một chân lý. Nó phản ánh đúng thực tiễn và đã được thực tiễn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới kiểm nghiệm. Nó là lời cảnh tỉnh có ý nghĩa rất sâu xa đối với Đảng Cộng sản cầm quyền, đối với mỗi đảng viên cộng sản, nhất là đảng viên cộng sản cỏ chức, có quyền, giữ các vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước.

Nhìn một cách tổng quát, theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng mang tính quy luật là nhu cầu tồn tại, phát triển của bản thân Đảng. Đổi mới Đảng nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững vàng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Đổi mới Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở thành một khối thống nhất về nhận thức tư tưởng, làm cơ sở của sự thống nhất về hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách.

 

Để lại một bình luận

1 Bình luận on "Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng"

avatar
Sắp xếp:   mới nhất | cũ nhất | bình chọn nhiều nhất
hường
Khách

cho e mấy câu hỏi trắc nghiệm về phần này với

wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
 Câu hỏi. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam?Trả lời:Cơ sở lý luận: Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở ...
Chuyên mụcChương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
no img nhan thanh
Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
 Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam a)      Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của ...
Chuyên mụcChương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
no img nhan thanh
Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
 Câu hỏi. Giá tri lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam?Trả lời:Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai cống hiến quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Một ...
Chuyên mụcChương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
no img nhan thanh
Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng
 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt ĐảngCâu hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng?Trả lời:Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, ...
Chuyên mụcChương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
no img nhan thanh
Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
 Câu hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam?Trả lời:Hồ Chí Minh có hai cống hiến lớn về Đảng. Một là cống hiến trong việc sáng lập Đảng ...
Chuyên mụcChương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
Sách và tư liệu
KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 2 MÔN : NGỮ VĂN-SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 02 trang
KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 2  MÔN : NGỮ VĂN-SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 02 trang
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)            Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:Đánh ...
Ung dung tự tại: Phong cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
No img
Ung dung tự tại: Phong cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí MinhPhong cách Hồ Chí Minh là phạm ...
Vật lý 12_Đề ôn luyện về nhà_ngày 10/6/2016_Chuyên Hải Dương lần 1_2016
Vật lý 12_Đề ôn luyện về nhà_ngày 10/6/2016_Chuyên Hải Dương lần 1_2016
ĐÁP ÁN 1B 11A 21B 31A 41C 2B 12B 22C 32C 42B 3B 13B 23B 33A 43D 4B 14B 24B 34A 44D 5C 15A 25D 35A 45A 6A 16C 26A 36D 46C 7B 17A 27A 37B 47C 8A 18C 28B 38B 48B 9D 19D 29C 39C 49C 10D 20B 30D 40C 50B
Tổng ôn lý thuyết chương Sóng cơ_Vật lý12_thi thpt 2017_Tổng hợp đề thi đại học tới 2016
Tổng ôn lý thuyết chương Sóng cơ_Vật lý12_thi thpt 2017_Tổng hợp đề thi đại học tới 2016
Các em làm để nhận ra mình còn thiếu vấn đềgì để ôn lại.Sóng cơ học (~5 câu / 40 ...
Học và làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
No img
Học và làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí MinhTính nhất quán trong phong cách ứng ...