HÓA 12 VÔ CƠ CHUYÊN ĐỀ 1: KIM LOẠI CỘNG MUỐI
TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Nội dung:
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Cách nhớ: Khi bà con nào may áo giáp sắt nhìn sang phố hỏi của hàng á phi âu!
Cặp Fe3+/Fe2+ ở giữa cặp Cu và Ag.
- Quy tắc anpha (α): Ag+ + Cu → Ag + Cu2+
2. Chú ý:
- Phản ứng của Fe2+ với Ag+: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
- Fe3+ phải chuyển qua Fe2+ rồi mới về Fe. Ví dụ khi cho Mg dư phản ứng với hỗn hợp Fe3+, Cu2+ thì thứ tự phản ứng sẽ là: Mg + Fe3+ → Mg2+ + Fe2+
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
- Các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường, sẽ không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Ví dụ: 2Na + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2
- Quy tắc “Muối xuôi”: Khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối của các kim loại khác thì muối của kim loại mạnh nhất được tạo ra trước tiên, tiếp theo đến kim muối của kim loại mạnh thứ 2 được tạo ra (xuôi); còn kim loại có tính khử yếu nhất sẽ được tạo ra trước tiên.
Ví dụ: Ta biết rằng về tính khử Mg > Fe > Cu > Ag. Cho hỗn hợp Mg và Fe phản ứng với hỗn hợp Ag+ và Cu2+ nếu bài cho tạo thành 3 muối và 2 kim loại, thì 3 muối lần lượt là Mg2+ , Fe2+ và Cu2+ (dư); 2 kim loại được tạo ra là Ag và Cu.
- Khi bài toán không liên quan tới Fe3+, nên áp dụng định luật bảo toàn mol electron để giải.
3. Bài tập ví dụ:
Bài 1. Hòa tan hỗn hợp bột gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dd AgNO3 2M. Sau khi pư kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 70,2 g B. 54 C. 75,6 D. 64,8
Lời giải: nFe = 8,4: 56 = 0,15 mol; nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol; nAg+ = 0,7 mol
Số mol e cho tối đa là: 0,15.3 + 0,1.2 = 0,65 mol
Số mol e nhận tối đa là: 0,7.1 = 0,7 mol
→ Chất nhận e (Ag+) sẽ dư: 0,7 – 0,65 = 0,05 mol. Chất rắn thu được sau phản ứng là 0,65 mol Ag ↔ 70,2 gam.
Bài 2. Cho 0,2 mol Mg và 0,3 mol Al vào 200 ml dd chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và Fe(NO3)2 1,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn A có khối lượng là:
A. 29,6 g B. 32,3 g C. 33,2 g D. 12,9 g
Lời giải: nCu2+ = 0,2 mol; nFe2+ = 0,3 mol
Số mol e cho tối đa: 0,2.2 + 0,3.3 = 1,3 mol
Số mol e nhận tối đa: 0,2.2 + 0,3.2 = 1 mol
→ Bên nhận e sẽ hết (Cu2+ và Fe2+ chuyển hết thành Cu và Fe); bên cho e sẽ dư: 1,3 -1 = 0,3 mol e ↔ 0,3:3 = 0,1 mol Al dư.
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm 0,2 mol Cu; 0,3 mol Fe và 0,1 mol Al (dư)
Với tổng khối lượng là: 0,2.64 + 0,3.56 + 0,1.27 = 32,3 gam.
Bài 3. Cho 0,3 mol magie vào 100 ml dung dịch hổn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là
A. 12 gam. B. 11,2 gam. C. 13,87 gam. D. 16,6 gam.
Lời giải: Nhận xét: Bài toán này liên quan tới Fe3+, không nên sử dụng Bảo toàn mol electron.
NFe3+ = 0,2 mol; nCu2+ = 0,1 mol.
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
Mol: 0,1 ← 0,2 → 0,2
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
Mol: 0,1 ← 0,1 → 0,1
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
Mol: 0,1 → 0,1 → 0,1
Fe2+ dư 0,1 mol
Kim loại thu được sau phản ứng gồm 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe với tổng khối lượng là 12,0 gam.
Bài 4. Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 5,12. B. 3,84. C. 5,76. D. 6,40.
Lời giải:
Đây là bài toán gồm 2 giai đoạn, giải theo đúng thứ tự của đề bài sẽ rất phức tạp.
Ghép 2 giai đoạn thành 1 giai đoạn, bài toán trở thành:
Hỗn hợp (0,09 mol Zn và m gam Cu) + 0,08 mol Ag+ → Chỉ xảy ra phản ứng giữa Zn và Ag+ (Ag+ phản ứng hết, Zn dư 0,09 – 0,08:2 = 0,05 mol).
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm: 0,08 mol Ag, m gam Cu và 0,05 mol Zn (dư) có tổng khối lượng là (7,76 + 10,53 = 18,29 gam) → m = 18,29 – 0,08.108 – 0,05.65 = 6,4 gam.
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
AgNO3 và Zn(NO3)2. |
Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. |
Fe(NO3)2 và AgNO3. |
Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. |
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
AgNO3 và Mg(NO3)2. |
Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. |
Fe(NO3)2 và AgNO3. |
Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2. |
Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu. |
Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag. |
Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag |
Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. |
Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
c mol bột Cu vào Y. |
2c mol bột Cu vào Y. |
c mol bột Al vào Y. |
2c mol bột Al vào Y. |
Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dd chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các pư xảy ra hoàn toàn, thu được 1 dd chứa 3 ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của X thỏa mãn trường hợp trên:
1,4 |
1,2 |
1,8 |
1,5 |
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 650 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
64,8 |
59,4 |
32,4 |
54,0 |
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
64,8 |
32,4 |
59,4. |
54,0 |
Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dd chứa hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn, thu được dd X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
4,08 |
0,64 |
2,16 |
2,80 |
Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa hai ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
1,0 |
0,9 |
1,5 |
1,2 |
Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
0,177 g. |
0,123 g. |
0,150 g. |
0,168 g. |
Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
2x = y + 2z. |
x = y – 2z. |
2x = y + z. |
y = 2x. |
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dd hỗn hợp Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các pư xảy ra hoàn toàn thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:
17,8 và 2,24 |
17,8 và 4,48 |
10,8 và 2,24 |
10,8 và 4,48 |
Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
5,12 |
2,56 |
3,84 |
6,96 |
Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
12,00 |
16,53 |
12,80 |
6,40 |
Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Trị số của m là:
14,50 gam. |
16,40 gam. |
15,10 gam. |
15,28 gam. |
Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Trị số của m là:
15,10 gam. |
16,32 gam. |
15,04 gam. |
15,20 gam. |
Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là
3,60. |
1,44. |
5,36. |
2,00. |
Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là
1,4 gam. |
4,1 gam. |
8,4 gam. |
4,8 gam. |
Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
32,50. |
48,75. |
29,25. |
20,80. |
Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
1,72 gam. |
0,84 gam. |
2,16 gam. |
1,40 gam. |
Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
82,20%. |
12,67%. |
90,27%. |
85,30%. |
Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
– Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
V1 = 5V2. |
V1 = V2. |
V1 = 2V2. |
V1 = 102. |
Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
14,35. |
11,48. |
22,96. |
17,22. |
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch FeCl2 thu được 13,5 gam kết tủa. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
53,85 gam |
59,25 gam. |
48,45 gam. |
43,05 gam |
Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
2,33 gam. |
3,31 gam. |
0,98 gam. |
1,71 gam. |
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
9,72. |
6,48. |
3,24. |
8,64. |