https://hoctap24h.vn

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

Đề 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.

(Trần Đình Hượu, trích Đến hiện đại từ truyền thống)

   Câu 1: Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

  1. Đặc sắc văn hóa dân tộc B. Sự phát triển của văn hóa dân tộc
  2. Thiên hướng văn hóa của dân tộc D. Đặc điểm của văn hóa dân tộc

   Câu 2: Theo đoạn trích, trong các ngành nghệ thuật, ngành phát triển nhất là gì?

  1. Âm nhạc B. Hội họa C. Kiến trúc                   D. Thơ ca

   Câu 3: Biểu hiện nào của văn hóa dân tộc không được nhắc đến trong đoạn trích?

  1. Tôn giáo và triết học B. Khoa học, kĩ thuật
  2. Phong tục, tập quán D. Các ngành nghệ thuật

   Câu 4: Nhận xét: “Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ” có thể hiểu là gì?

  1. Không có tính đặc sắc B. Không đồ sộ
  2. Không có đỉnh cao tuyệt đối D. Không tạo được ảnh hưởng

   Câu 5: Phép lập luận của đoạn trích là?

  1. Diễn dịch B. Tổng – phân – hợp C. Quy nạp          D. Song hành

   Câu 6: Hãy viết 7 đến 10 câu về âm nhạc – một biểu hiện của văn hóa dân tộc với định hướng: Đến hiện đại từ truyền thống.

Đề 2

  Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

   Thưa quý ngài Nội thẩm,

   Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù quay lưng chống lại ta. Con cái mà chúng ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người rồi cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục dưới chân ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận.

   Duy chỉ có một người bạn không bao giờ bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. 

   Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da, cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta, dù khi ta không còn thức ăn cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng dù cho ta có là một kẻ ăn mày. Dù khi ta tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó là kẻ được bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

   Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng, quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi.

(Georger Graham Vest, Diễn văn của luật sư tại một phiên tòa xét xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, nguồn Internet).

   Câu 1: Trong văn bản trên, người viết đã gọi con chó là gì?

  1. Người bạn tốt nhất của con người
  2. Con cái mà chúng ta nuôi dưỡng
  3. Người mà ta yêu thương, giúp đỡ
  4. Người bạn không bao giờ bỏ ta

   Câu 2: Điều gì ở con chó khiến con người cảm động nhất?

  1. Sự nhanh nhẹn B. Lòng dũng cảm
  2. Lòng trung thành D. Sự trung thực

   Câu 3: Văn bản sử dụng mấy lần biện pháp tu từ so sánh?

  1. 2 lần B. 3 lần
  2. 4 lần D. 5 lần

   Câu 4: Mục đích chính của văn bản này là gì?

  1. Ca ngợi con chó của thân chủ
  2. Thể hiện niềm thương cảm với con chó đã chết
  3. Thuyết phục nội thẩm đoàn để thân chủ thắng kiện
  4. Thuyết phục mọi người là con chó rất quan trọng với thân chủ

   Câu 5: Chọn một câu văn chứa hình ảnh so sánh trong văn bản trên và phân tích, nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.