Nạp gas máy lạnh hay bơm gas máy lạnh là việc cung cấp đủ lượng gas theo áp suất thiết kế máy. Theo Quy trình nạp gas máy lạnh, thợ nạp gas sẽ kiểm tra áp suất gas trong bình chứa xem có bị hao gas không. Vậy khi nào thì cần nạp gas cho máy lạnh, và nạp gas máy lạnh cần lưu ý gì ? Hãy cùng trananh.vn tìm hiểu nhé.
Nạp gas máy lạnh và những điều cần biết
Những tác hại khi máy lạnh hết gas
Khi máy lạnh hết gas bạn phải đối mặt đến những điều “kinh khủng” sau:
- Tốn tiền bạc: Khi máy lạnh hết gas, bạn bật máy lạnh và không hiểu vì sao nó không lạnh nên cứ liên tục hạ nhiệt độ làm hao tốn nhiều điện năng.
- Máy lạnh làm lạnh yếu hoặc không thể làm lạnh: Khi máy lạnh hết gas dẫn đến việc không thể làm lạnh được, tạo nên bầu không khí oi bức, làm bạn khó tập trung cho công việc.
- Dễ hư hỏng máy lạnh: Khi máy lạnh hết gas mà bạn vẫn cứ “cố chấp” sử dụng không nạp gas mới lâu dần máy có thể bị hỏng mang đến nhiều nguy hiểm khi sử dụng.
Từ những tác hại trên bạn cần nhận biết được khi nào cần nạp gas cho máy lạnh. Vậy khi nào máy lạnh cần nạp gas?
Khi nào máy lạnh cần nạp gas?
Máy lạnh cần nạp gas khi máy lạnh xuất hiện những hiện tượng bị thiếu gas. Thông thường, hiện tượng thường dễ nhận biết nhất là: Khi bật máy lạnh lên, không cảm nhận hơi lạnh tỏa ra bên ngoài hoặc hơi lạnh bay ra quá yếu, dàn nóng bên ngoài cũng không thấy có hiện tượng hơi nóng thổi ra hoặc dàn lạnh bên trong nhà bị đóng lớp đá.
Bên cạnh đó, ở một số dòng máy lạnh cao cấp có chức năng tự chuẩn đoán, người dùng có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy. Nếu máy lạnh bị hết gas, thì bạn cần phải nạp ngay gas mới để đảm bảo rằng máy lạnh nhà bạn luôn được hoạt động ổn định.
Khi máy lạnh không làm lạnh được bạn cần nạp gas cho máy lạnh
Những điều cần biết về nạp gas máy lạnh
- Tính đơn giá nạp gas theo psi: Máy lạnh công suất 9000BTU (1HP) yếu lạnh, có áp suất gas thiết kế là 75 psi. Kỹ thuật tiến hành kiểm tra gas thì chỉ có 70 psi. Như vậy là máy lạnh có thể không cần phải nạp thêm gas. Nhưng nếu nạp thêm gas thì sẽ tốt hơn cho tuổi thọ của máy.
- Thông thường trên mỗi bộ máy lạnh của một số thương hiệu máy lạnh uy tín như: Daikin,Panasonic,Nagakawa, Toshiba,… khi xuất xưởng đều đã nạp sẵn một lượng gas đủ để vận hành mà không cần phải nạp thêm khi lắp đặt xong. Tùy thuộc vào mỗi công suất máy và theo từng thương hiệu mà nhà sản xuất sẽ nạp sẵn gas cho chiều dài ống đồng nhất định, thông thường là khoảng 7,5m đối với điều hòa Daikin.
- Đối với máy cũ đang sử dụng thì cũng căn cứ theo thông số ghi trên dàn nóng và catalogue kết hợp với đồng hồ đo áp suất gas để biết được lượng gas tổn thất cần nạp thêm là bao nhiêu. Thông thường nếu được lắp đúng kỹ thuật và không bị sự cố gì trong quá trình sử dụng thì gas máy lạnh sẽ không thể thất thoát được mà sẽ tuần hoàn làm lạnh như một phần tất yếu của máy lạnh mà không cần phải “châm” thêm trong quá trình sử dụng.
- Gas chỉ thất thoát hoặc bị thiếu trong những trường hợp như khi lắp đặt ban đầu máy thiếu gas mà không kiểm tra xem áp suất vận hành của máy có đủ gas hay không, các đầu nối không đảm bảo kín hoàn toàn nên bị rò rỉ một lượng rất nhỏ nên lâu ngày áp suất gas trong máy bị giảm xuống một lượng nhất định cần phải tìm chỗ bị xì khắc phục rồi sau đó mới nạp bổ sung gas cho đủ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nạp gas cho máy lạnh. Bạn lưu ý, khi máy lạnh có dấu hiệu hết gas bạn nên nạp gas luôn cho máy lạnh. Không nên để máy lạnh cạn kiệt gas mới nạp gas như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như máy nén của điều hòa giảm tuổi thọ. Bạn nên chú ý bảo trì máy lạnh định kỳ để phát hiện hiện tượng máy lạnh hết gas sớm hơn nhé.
Tags: nạp gas máy lạnh , khi nào cần nạp gas máy lạnh , điều hòa ,