https://hoctap24h.vn

TẬP ĐOÀN KẺ CƯỚP

Để hút đến giọt máu cuốĩ cùng của đất nước khốn khổ chúng tôi, nghề ăn cướp thực dân như con bạch tuộc, đang xiết chặt bằng nhiều cái vòi hút độc quyền không biết chán: độc quyền muối, độc quyền rUỢu, độc quyền thuốc phiện, V.V..

Ông Combane, một nhà thám hiểm Pháp viết: Nói về các món độc quyền, người ta có thế hình dung Đông Dương như một con nai béo đẹp bị trói chặt tàn nhẫn và đang hấp hốĩ dưới những cái mỏ qưắm của bầy diều hâu rỉa móc mãi không biết chán.

Trong số những người có cổ phần ở công ty độc quyền rượu, có nhiều nhân vật cao cấp nhất ở Đông Dương; tất cả các ngành cai trị đều có những ngài tai to mặt lớn ở trong công ty. Phần đông các quan lớn này, hơn những kẻ khác, đều rất có lợi cho công ty không ai chối cãi được.

Để giải quyết những vụ lôi thôi với những kẻ phải đóng thuế, công ty có ở ngành tư pháp:

2 chưởng lý

1 biện lý

1 lục sự

Đê đàn áp những cuộc phiến loạn có thể xảy ra chống lại chê độ độc quyền, công ty có ồ ngành quân sự


1 thiếu tưống

  • trung tá
  • quân y sĩ cao cấp
  • thiếu tá
  • đại uý

Được sự ân cần dễ dãi của ngành hành chính là điều bảo đảm nhất cho kết quả của việc kinh doanh nên công ty có:

1 công sứ

1 chủ sự tài chính

1 tổng giám đốc ngân khố

1 thanh tra bưu chính

1 chủ sự trước bạ

  • quan cai trị
  • giáo sư

và cuốĩ cùng là ngài dân biểu và nghị viên hội đồng thuộc địa. Những nhà máy rượu được Nhà nước cho phép ỏ Bắc Kỳ chỉ nấu rượu độ cao (80 độ) rồi pha thêm nước lã vào để rút xuống độ hợp pháp là 40 độ.

Trước đây, một khi cần dùng, người bản xứ chỉ quen mua một ít rượu thôi; họ mang chai thê nào đi đựng cũng được. Nhưng nay người ta đặt ra chai có đóng dấu sô. Rượu chỉ bán trong chai được Nhà nước công nhận nửa lít hay một ht mà thôi. Người An Nam quen dùng rượu từ 20 đến 22 độ; ngày nay người ta bắt họ uống thứ rượu nặng từ 40 đến 42 độ. Chưa hết. Người bản xứ cũng chú ý đến hương vị của rượu nữa; cái đó cũng chính đáng thôi. Họ quen dùng một thứ rượu có hương vị thơm dịu do nguyên liệu cất rượu tôt, đặc biệt là bằng thứ gạo tôt hạng nhất. Bây giờ, người ta làm thê nào? Người ta đã thay thê những nguyên liệu ấy bằng thứ gạo xấu nhất, bán trên thị trường rẻ tiền nhất. Thứ rượu mà hiện nay người ta tống vào họng người An Nam đã được nấu bằng những nguyên liệu như thế đấy.


Ông Đềbô, người chiếm độc quyền, có ra một bản thông tư bắt tất cả nhân viên phải pha thêm nước vào rượu đem ra bán, cứ một trăm lít rượu thì pha thêm tám lít nước lã.

Ồ Đông Dương, mỗi ngày bán được 500.000 lít rượu, như thế tính ra có 4.000 lít nước lã; 4.000 lít nước lã, mà mỗi lít ba hào, thế là 1.200 đồng một ngày, 36.000 đồng một tháng. Thế là chỉ bán nước lã không thôi, mỗi năm công ty độc quyền đã thu một món lời nhỏ là 432.000 đồng, nghĩa là 1.080.000 phrăng.

Dân Đông Dương chang Ua dùng thứ rượu ấy chút nào. Nhưng người ta làm đủ cách đế tống vào họng họ.

Người ta cưỡng bức người An Nam phải chịu chế độ ấy. Chính phủ phải luôn luôn chi tiêu những khoản cấp bách, phải trả những món kinh phí cứ tăng lên mãi của phủ toàn quyền, những khoản vay nợ lớn, những công trình dân dụng hay quân sự ồ khắp nơi mà chang bao giờ hoàn thành cả, phải cần thiết xoay xồ những món tiền, nếu không phải để cho những công vụ thật sự - thì ít ra cũng là để đài thọ hàng bầy công chức từ Pari tống sang. Cho nên Chính phủ phải tìm đủ mọi cách thúc đẩy các công chức, nhân viên, từ quan công sứ đến người nhân viên hạng bét, bắt dân tiêu thụ thêm rượu.

Đây là một câu chuyện đầy ý nghĩa về một viên chức làm thủ hiến tỉnh Sơn Tây (Bắc Kỳ).

Dân số tỉnh này có độ 200.000 người. Nhưng khi cần tăng mức tiêu thụ rượu lên, dân số tỉnh này đột ngột tăng lên nhanh chóng: người ta cho nó lên ngay 230.000 người. Nhưng vì số 230.000 dân đó Uống còn ít rượu quá, nên quan lớn công sứ Sơn Tây còn phải xoay xở, đẩy số rượu tiêu thụ cả năm lên đến 560.000 lít.

Lập tức Ngài được thăng chức; Ngài được khen thưởng nữa.

Ông Đờ c. khẳng định rằng một viên công sứ khác đã đưa ông xem một bức thư của cấp trên, trong đó nói: "Số rượu tiêu thụ ồ phủ X. tính bình quân theo số đã định cho dân, đã tụt xuống kém mức z rồi. Ông có nghĩ rằng cần phải làm gương cho các nơi khác hay không?".


Viên công sứ bị khiến trách như thế liền họp hào lý lại, giải thích cho họ nghe là sở dĩ họ tiêu thụ ít rượu thê là vì họ có nấu rượu lậu. Đê được yên thân, các làng liền mua ngay đủ số rượu của Nhà nước mà các phòng giấy đã quy định cho họ tính theo dân số.

Tuy không phải bằng cách hợp pháp, nhưng thực tê" người ta đã quy định cho mỗi người dân bản xứ hằng năm phải tiêu thụ bao nhiêu rượu, và khi người ta đã nói MÔI NGƯỜI DÂN BẢN xứ, thì chố có tưởng rằng người ta chỉ tính những người lớn mà thôi, mà người ta tính TOÀN BỘ DAN SÔ, từ người già, đàn bà, trẻ em, đến cả những đứa còn đang bú mẹ; người ta buộc họ hàng thân thuộc uống thay cho những người này, mà uống thay chang những một lít mà đến hai ba lít kia.

Dân một làng thuộc Bắc Kỳ, vì bị đe doạ, buộc phải uống rượu, đã đến kêu với quan của họ: "Chúng tôi biết làm thê nào? Chúng tôi không có tiền đế ăn cho đủ no nũa là...". Quan của họ đáp: "Chúng mày thưòng ăn mỗi ngày ba bữa; chúng mày chỉ bớt đi một bữa, hay nếu cần thi bớt đi một bữa rưỡi, là có thể mua rượu của Nhà nước được chứ gì".

Đấy, ông Ph.đơ Prétsăngsê nói chuyện trước nghị viện như vậy

đấy.

Người ta có một kho hình phạt đầy đủ ghê gốm để giáng xuống đầu những người dân bản xứ cứng đầu cứng cổ. Có những khoản phạt tiền từ 200 đến 3.000 đồng. Có những án phạt tù lên tối ba năm. Lại còn có điều luật mối mẻ này nữa định rằng mỗi lần bị tuyên án phạt tiền, thì người bị phạt lại phải chịu một khoản bồi thường cho công ty rượu bằng số tiền phạt!

Không phải là quan toàn quyền không biết rằng người An Nam chang bao giờ đóng nổi những món tiền to đến thế. Nhưng ngài vẫn muôn cứ làm tiền cho kỳ được, nên con người khôn ngoan khéo léo ấy đã dự kiến rằng làng xã có thể phải liên đối chịu trách nhiệm với người can phạm (điều 4).

Bạn có thể bảo: Muốn kết án cả làng xã, thì dù sao cũng phải


xác định rằng làng xã ấy có đồng lõa đã chứ.

Không đâu. Với điều 4 thì chẳng cần phải là như thế. Làng nào không kiếm cách ngăn giữ cho người ta khỏi phạm pháp, thì khi Nhà nước bắt được, làng ấy phải chịu trách nhiệm về khoản tiền phạt của kẻ phạm tội.

Thật là quỷ quái hiếm độc, vì chỉ cần những tay sai của bọn chủ trưng thuế, - chúng nó được thuê tiền đê phát giác ra cho được thật nhiều vụ phạm pháp, - khai ra là làng đó chang làm gì đê ngăn ngừa các vụ ấy, thế là đủ để buộc tội cho cả làng rồi.

Tiết 3 trong điều luật đã quy định cách thức lập biên bản về những vụ phạm pháp mà bọn tay sai của chủ trưng thuế có quyền làm.

Nhưng khoản này có trở ngại. Vì những tên tay sai ấy dốt nát thưòng làm biên bản không hợp lệ. Người ta khắc phục khó khăn ấy bằng cách cho viên chức nhà đoan ồ tỉnh lỵ làm biên bản, căn cứ trên báo cáo của bọn tay sai của chủ trưng thuế. Bọn này bắt được một vụ phạm pháp cách xa tỉnh lỵ 15 hay 50 kilômét, chúng làm báo cáo. Một nhân viên nhà đoan, ồ Hà Nội chẳng hạn, mắt không được chứng kiến sự việc xảy ra, lập biên bản làm cơ sở cho việc xử án. Thật khó mà tưồng tượng được rằng lại có sự vi phạm tất cả hình luật của nước Pháp, truy tố người ta dựa trên biên bản của một nhân viên mắt không được chứng kiến sự việc và chẳng có chút trách nhiệm gì, chẳng có một bảo đảm gì về mặt pháp lý cho bị cáo.

Khi bị xét thấy là phạm pháp, người An Nam bị bắt và giải về Hà Nội hay Hải Phòng, những thành phố cách xa biên giới Trung Quốc từ 200 đến 250 kilômét, để xét xử ồ đó, nghĩa là để bị kết án.

Không có tổ chức gì để người bị cáo có thể tự bào chữa cho mình cả.

Báo chí Bắc Kỳ thường thuật lại tình cảnh những người khôn


khổ ấy - có lúc đến trăm người, - bị điệu đi lên toà án Hà Nội hay Hải Phòng vì phạm tội buôn lậu (thưòng mối chỉ bị tình nghi buôn lậu). Có một tò báo viết: "Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên - mà kế cũng đáng ngạc nhiên thật khi thấy cảnh binh giải về Hà Nội hay Hải Phòng, từng đoàn dài ông già, đàn bà có mang, trẻ con, cứ hai người một trói vào với nhau, để trả lời về tội vi phạm thuế thương chính".

Nhưng thế cũng chưa thấm vào đâu so với các tỉnh, nhất là các tỉnh Trung Kỳ, ở đây viên công sứ kết án vằ bỏ tù hàng loạt, già có, trẻ có.

Và một đoạn khác nói: "Người An Nam thừa hiểu rằng người Pháp là những kẻ mạnh hơn, nhưng không phải là những kẻ công bằng, đạo đức hơn".

Cũng tờ báo ấy, trong một số khác, nói một cách cảm động và buồn rầu về những người bà con thân thuộc khổ não, lật đật theo sau đám tù như sau:

"Ông già, đàn bà, trẻ con, tất cả đám người ấy đều bẩn thỉu, rách rưối, mặt hôc hác, mắt đỏ ngầu vì đang lên cơn sốt, trẻ con bị lôi theo vì bưốc không kịp. Tất cả những con người đã kiệt sức ấy, mang theo đủ mọi thứ, nào nón, nào quần áo rách, cơm nắm, thức ăn đủ thứ, để lén lút đưa cho người bị cáo là cha, là chồng, là người nuôi sống gia đình, hầu hết là chủ gia đình".

Đau xót hơn nữa là thấy các vụ ấy đều bị xử bất công và kết án một cách tàn nhẫn.

Ông Combane, mà tôi đã nói đến ồ trên, bảo rằng: Những người nông dân bị tình nghi không kê là oan hay đúng đã nấu rượu lậu hay buôn rượu lậu có lẽ phải thèm cái số phận những người Nga bị cảnh binh Nga hoàng lùng bắt vì bị cho là những người đi khủng bô. Ông còn nói tiếp:

Bị xúc phạm về tín ngưỡng và quyền lợi, bị ép phải uống một thứ rượu khốn nạn làm bằng tấm gạo mục, nếu không cả làng bị khủng bố..., còn đợi gì nữa mà người ta không nối dậy chống lại.


Dù có diễn tả thế nào đi nữa vẫn chưa nói hết được sự thật một nhà văn ồ thuộc địa, bây giờ đã lạc hậu, đã phải kêu lên như thế. Chưa có bao giờ ồ một thời đại nào, ồ một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế.

Về vấn đề này, ông Mítximi, nghị sĩ và cựu bộ trưởng, đã viết: Công chức và nhân viên nhà đoan, khi đuối theo người buôn lậu, có quyền đi qua cả đất đai nhà tư của người ta. Một biên bản, bắt đầu lập lúc còn ban ngày, vẫn có thê tiếp tục làm ban đêm ồ ngay nhà người bị cáo, nghĩa là bất cứ ồ đâu, bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, nhà đoan muốn làm khố người An Nam cũng được cả.

Không phải chỉ có những cuộc khám nhà thưòng xuyên mà còn có những cuộc khám xét thân thê người bản xứ ồ bất kỳ chỗ nào, bất kỳ là nam hay nữ nữa. Nhân những cuộc khám xét thân thế, người ta đã lạm dụng ghê gốm biết chừng nào! Nhân viên nhà đoan vào nhà người bản xứ, thấy có đàn bà và con gái, bắt họ lột hết quần áo trước mặt chúng, và khi họ đã trần truồng như nhộng thì chúng giở trò tinh nghịch đến nỗi đem cả con dấu nhà đoan đóng lên người họ!.

Ông Đò c. kể chuyện rằng ông đã được gặp ồ miền Bắc Trung Kỳ một viên quản đoan say sưa như điên cuồng với việc đàn áp những người An Nam lậu thuế. Hắn nói về các cuộc hành trình xông xáo ở các làng mạc với vẻ thích thú vô cùng mọi rỢ; nghĩ đến lúc đi bao vây các túp lều tranh khi còn mò sáng, hắn lấy làm khoái trá. Tất cả lý lẽ của hắn chỉ còn là cái dùi cui mà hắn vung lên. Những nhân viên như thê chắc hắn phải làm cho đòi sống của nhân dân được ấm êm lắm đấy, nhất là lúc chúng vào nhà họ sục sạo, đảo lộn ngược xuôi mọi thứ lên, lục soát cả đến bàn thờ tổ tiên.

ở Pháp, người ta chỉ dùng những biện pháp thật chính đáng và thật ôn hoà đối với những vụ gian lậu, và dân có quyền nấu rượu nếu chỉ dùng những nguyên liệu do mình sản xuất lấy, ấy thê mà cũng có nhiều vụ phản đối dữ dội xảy ra. Ớ bên Pháp nếu cũng áp dụng một chính sách giống như ồ Đông Dương thì nhất định không


tránh khỏi đổ máu. Dân tộc An Nam phải là nhẫn nhục và điềm tĩnh quá đáng mối không nổi loạn.

ở khắp các nước văn minh, người ta cấm dùng thuốc phiện, thế mà ở Đông Dương, nhà nước lại nấu, chuyên chở và bán thuốc phiện.

Những người thành thạo trong việc nấu thuốc phiện sống, trong việc chế biến nhiều lần, quả quyết rằng công ty trưng thầu thuốc phiện đã dùng nước lã thay cho rượu cồn tinh khiết, rằng người ta cứ đế nguyên trong thuốc phiện các chất độc đáng lẽ phải lọc ra, rằng người ta rắc cả vào thuốc phiện một thứ bụi kim loại đặc biệt làm cho nó nặng cân lên.

Bài xích thuốc phiện về phương diện vệ sinh, nhưng người Pháp lại hết sức làm cho việc hút thuốc ấy lan tràn ra khắp nơi để công quỹ được thăng bằng. Trong lúc bão lụt tàn phá Đông Dương, giữa lúc đói kém, Nhà nước chỉ có một mục đích: bán mạnh thêm thuốc phiện và rượu. Người ta đánh giá các quan cai trị không phải bằng tài cai trị khôn khéo, mà bằng việc bòn rút người bản xứ... Đó là tất cả công ơn của nền văn minh giả nhân giả nghĩa, nó đã đẩy người bản xứ vào mọi thứ bê tha có lợi cho nó, mà người đời ai cũng phỉ nhố.

Đe kết luận, tôi thấy cần phải trích dẫn bản thông tư của ông Anbe Xarô, khi ông làm toàn quyền Đông Dương, gửi cho tất cả các viên công sứ như sau:

"Kính gửi ông công sứ,

"Tôi trân trọng yêu cầu ông hết sức giúp đõ Nha thương chính đặt thêm đại lý thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông tổng giám đốc Nha thương chính Đông Dương.

"Đe công việc tiến hành có kết quả, tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; tối nay phần đông các xã này vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện.

"Thông qua các quan và các xã trưởng Cao Miên, ông có thể dùng ảnh hưởng lớn của ông để làm cho một sô tiểu thương người bản xứ thấy rằng buôn thêm rượu và thuốc phiện là rất có lợi.


"Về phần chúng tôi thì những viên chức lưu động trong lúc đi kinh lý cũng tìm cách đặt đại lý, trừ khi nếu ông công sứ muốn họ chò ông vận động các quan chức địa phương trước đã, thì họ phải chò. Trong trường hợp ấy, tôi xin ông vui lòng báo cáo cho tôi biết.

"Chúng ta chỉ có thể đạt được kết quả mỹ mãn, nếu chúng ta đồng lòng phôi hợp chặt chẽ và hên tục, vì lợi ích tối đa của công khố.

Ký tên: Anbe Xarô
Toàn quyền Đông Dương

Nên chú ý rằng lúc đó, trong 1.000 làng đã có 1.500 đại lý rượu và thuốc phiện, mà trường học thì vẻn vẹn có 10 cái; mỗi năm, người ta đầu độc dân bản xứ, cả đàn bà lẫn trẻ con, bằng 23 tối 24 triệu lít rượu và hơn 100.000 kilôgam thuốc phiện! Bán những thứ thuốc độc ấy mỗi năm lời gần 130 triệu phrăng.

Cũng trong thời kỳ ấy, người ta chỉ tiêu cho ngành y tế không đầy 400.000 phrăng và chỉ có 1 triệu phrăng cho ngành giáo dục, nghĩa là cho công việc xã hội một phần trăm số thu nhập của việc đầu độc, thế không phải là một chế độ kỳ diệu lắm sao!

Muốĩ là vật phẩm tốì cần cho dân chài lưới, thế mà dân An Nam đã phải đặc biệt xót xa vì muốĩ!

Lúc đầu thuế muốĩ chỉ có 5 xu, rồi đến 3 hào, lên dần đến 5 hào, đến 1 đồng, rồi đến 1 đồng sáu. Trong vòng không đầy bảy năm, thuế muối đã tăng lên gấp mười lần. Bây giờ họ bắt người làm muối An Nam phải cung cấp muốĩ cho Nhà nước theo giá 17 xu một tạ. Nhà nước bán lại cho những người tiêu thụ bản xứ 1 đồng 7.

Kết quả cho An Nam là nghề đánh cá bị phá sản. Cho đến nay ở nhiều nơi, dân đánh cá và dân làm muốĩ hợp tác với nhau thành phưòng, nhờ đó họ làm nước mắm không cần phải vốn. Nhà nước độc quyền giải tán những phưòng ấy chang chút bồi thưòng. Mặt khác, giá muốĩ tăng lên quá quắt làm cho người đánh cá không sẵn vốn không thế mua trũ được đủ số muốĩ cần thiết cho một chuyến


đi cá. Vì thế, phần lớn những người làm cá đã phải bỏ nghề.

Nghề làm muốĩ trước kia là một công nghiệp phát đạt nhất ở Đông Dương; người ta đã cố tình làm cho nó suy đồi, chỉ để lại số mộng muốĩ cần thiết cho việc ăn uống. Việc xuất cảng muối bị đình chỉ hắn. Suốt trong thời kỳ chiến tranh, nước Nhật xin mua muốĩ chẳng được.

Tệ hơn nũa, vì người ta không thể tính được số ruộng muôi cần thiết cho việc ăn uống, thành ra hằng năm nhà đoan lại phải mua muốĩ của Trung Quốc. Trước kia, An Nam xuất cảng muối (100.000 tấn trong năm 1896), bây giờ lại phải nhập cảng đế tiêu dùng.

Xưa kia, ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ, không có nám nào là hoàn toàn mất mùa. Khi nước lụt tràn ngập đồng ruộng, thì cá theo nước vào nhiều; người bản xứ lại làm mùa cá. Bây giờ thì không thê được, vì không có muốĩ. Mặt khác, dân chúng trước thì ăn quen một thứ muối thôi, bây giờ thì bất cứ thứ nào, họ cũng phải nhận vậy. Các bạn thử tưởng tượng xem người quen ăn muối nhỏ trắng bây

giờ phải ăn muô"i đen khó chịu như thê nào. Hơn nữa muôi chuyên chồ từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ phải chịu tiền vận tải khá đắt, nhà đoan liền tăng giá muôi bán cho công chúng. Người ăn phải trả đắt hơn từ 20 đến 25% cho một thứ muôi mình chẳng ưa chút nào.

Kho muôi rất ít mà lại ồ cách quãng rất xa nhau, nên người bản xứ ồ các làng phải nhò người Hoa chuyên chồ về cho và những người này lại lợi dụng tự tiện tăng giá muôi lên, nhiều ít tuỳ chỗ xa gần.

Khi đặt ra thuê muôi, người ta quyết định tư nhân không được tích trữ quá 15 kilôgam. Đe kiểm soát, nhân viên nhà đoan phải khám xét, mà họ khám xét tuỳ theo sở thích của họ. Chỉ cần có kẻ tố cáo là họ khám xét đảo lộn cả nhà người ta lên.

Dân chúng khiếp sợ nhân viên nhà đoan đến nỗi khi vừa được tin các ngài tối, họ liền bỏ cửa bỏ nhà ra đi, mặc cho các ngài muôn làm gì thì làm. Thấy đàn bà con gái ồ nhà, các ngài liền xử sự theo


thói của kẻ chiến thắng trên đất nước chiến bại. (Đại tá Bécna).

Chính sách độc quyền muốĩ nhắc người ta hồi tưởng đến một chính sách bị nguyền rủa nhất của chế độ cũ ở nước Pháp: thuế muốĩ. Nhưng cái thuế muối ở Đông Dương này không phải như thuê muốĩ đóng góp cho quốc gia ở Pháp, mà là một thứ thuế muốĩ do những con người không biết cả tiếng nói nước mình bắt mình phải đóng góp cho một ông chủ người ngoại quốc.

Một bầy ăn cướp đã làm cho cả một dân tộc đói khát khốn cùng, đã làm cho cả một công nghệ quốc gia bị phá sản như thê đấy.