ĐỜI SỐNG KINH TẾ ĐÔNG DƯƠNG
Đông Dương có những nguồn khoáng sản đáng kể. Người ta ưốc lượng mỏ than ồ Bắc Kỳ có đến 12 tỷ tấn. cả cái kho nhiên liệu ấy có thê hoàn toàn dành riêng cho công nghiệp, vì ồ Đông Dương không cần tiêu thụ một số lượng than lớn đê đun nấu như ồ các nước khác.
Năm 1920, 63 công ty khai thác 19 mỏ được 7.000.000 tạ than đá trị giá 45.000.000 phrăng.
Riêng mỏ than Hạ Long đã cung cấp được 5.500.000 tạ.
Công ty lổn nhất là công ty than đá Bắc Kỳ. Công ty này khai thác hằng năm được 150.000 tấn. Công ty thương mại và khai thác Viễn Đông sản xuất được 2.600.000 tạ.
Năm 1920, Đông Dương sản xuất được:
2.244 tấn ăngtimoan
100 kilôgam vàng.
Phải nói rằng hầm mỏ ở Đông Dương được khai thác rất tồi. Người Pháp không dám bỏ vào đó một số vốn lớn, và họ chỉ vơ vét những cái gì dễ vơ vét, như một kẻ vội khoang sạch những cái gì tiện tay để chuồn đi cho nhanh.
Nước chúng tôi cũng giàu nông lâm sản. sản phẩm chính là lúa gạo. Hằng năm, đồng ruộng của chúng tôi sản xuất được hơn 6 triệu tấn lúa.
Năm 1923, người ta đã xuất cảng:
1.500.000 | tấn lúa |
960.000 | tấn ngô |
3.650 | tấn cao su |
12.500 | tạ sơn |
13.000 | tạ mây |
6.000 | tạ chè |
9.500 | tạ cà phê |
8.400 | tạ quế |
45.000 | tạ hồ tiêu |
8.000 | tấn đường mía |
7.000 | tấn cây làm thuốc nhuộm |
|
v.v. và V.V..
Chúng tôi có 25.000.000 hécta rừng cây cối xanh tươi nổi tiếng;
Cần chú ý rằng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như mọi lĩnh vực khác, vì phương pháp canh tác lạc hậu của người An Nam và cũng vì tính sống chết mặc bay của người Pháp, Đông Dương còn ồ trong tình trạng khó khăn. Lấy lúa làm thí dụ: với miếng đất rộng bằng nhau, màu mỡ thiên nhiên tương tự như nhau, năng suất ồ Đông Dương lên xuống khoảng 0,9 đến 1,8, trong lúc ở Giava được [1]
2,2, ồ Mỹ được 2,4, Nhật được 2,3.
Bọn chủ đồn điền chiếm không, hay gần như chiếm không hàng ngàn hécta rừng. Chúng chặt gỗ bán, nhét tiền vào túi, rồi về Pháp đàng hoàng nghỉ ngơi ỏ thôn quê, chang cần chú ý gây lại các rừng chúng đã phá phách.
Ớ bên ấy, bọn Pháp có:
48 công ty kinh doanh về công nghiệp với số vôh khoảng chừng 180 đến 200 triệu phrăng.
46 công ty kinh doanh về thương nghiệp với sô vốn ưốc chừng 100 triệu phrăng.
12 công ty kinh doanh về nông nghiệp với sô vốn 22 triệu phrăng.
Với 100 thùng kéo tơ hiện có, hằng năm Đông Dương gửi sang cho nền công nghiệp Pháp hơn 100 tấn tơ. Ngoài ra Đông Dương
còn xuất cảng:
250 tấn thịt muôi,
Công ty làm giấy Đông Dương sản xuất được mỗi năm 3.000 tấn giấy bằng tre nứa. Công ty ximăng Poóclan Đông Dương mỗi năm cung cấp 150.000 tấn ximăng. Doanh nghiệp về tài chính, có Ngân hàng Đông Dương nắm bá quyền. Năm 1876, doanh sô của nó là 24.000.000 phrăng và đến năm 1921, con số ấy lên đến
000 phrăng.
Cũng trong thời gian đó, lãi của nó vọt từ 126.000 lên
phrăng. Nó được đặc quyền phát hành giấy bạc và nắm trong tay số phận của các công ty kinh doanh về công nghiệp và thương nghiệp ồ Đông Dương.
Chúng tôi có 3 hải cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nang và Hải Phòng); quân bình hằng năm có đến 5.500 tàu và thuyền buồm lớn vào ra chuyên chồ từ 7 đến 8 triệu tấn hàng hoá nhập cảng và xuất cảng, trị giá từ 4 đến 4,5 tỷ phrăng. 2.100 kilômét đường sắt, 4.355 ôtô và 252 xe tải (số liệu năm 1923) được dùng vào việc chuyên chở trên đường bộ.
Có tài nguyên phong phú trên đất nước mình, có nền đại thương nghiệp tiến hành ở hải cảng của mình, có những số tiền kếch sù luân chuyến quanh mình, ấy thế mà người dân An Nam lại sống đời sống nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng không phải đế cho họ hưởng. Sự áp bức về kinh tế cũng nặng trĩu ê chề trên lưng người bản xứ như sự áp bức về mặt xã hội.
Thí du thứ nhất. Công nghiệp đánh cá của người bản xứ có 73.520 thuyền trên sông và 3.000 thuyền ven biển, tất cả là 76.520 thuyền. Số thu nhập cả năm 1920 chỉ được 2.800.000 phrăng, như thê mỗi thuyền chỉ được xấp xỉ 36 phrăng rưỡi.
Thí du thứ hai. Người ta có thề cãi, nếu người An Nam không biết tổ chức nghề đánh cá của mình cho tôt hơn nữa, cái đó đâu có phải lỗi tại người Pháp, mà là vì cách thức làm ăn và dụng cụ lạc hậu của người bản xứ chứ. Nhưng, nếu họ làm ăn với dụng cụ của người Pháp tinh xảo hơn, và cả với các chuyên gia Pháp nữa, thì số phận họ vẫn cứ thế mà thôi, mà lại có thể còn tồi tệ hơn thế nữa kia. Công ty nông nghiệp ở Thanh Thuỷ Hạ, một công ty của người Pháp, được lãi hằng năm 950.000 phrăng với số vốn chỉ có 0 đâu ra món lãi kếch sù đó, nếu không phải do sự hóc lột khủng khiếp những người lao động An Nam?
Chưa hết đâu: Người An Nam, vì thân phận là phải è cổ ra đóng thuế, phải nhả tiền ra làm cho các doanh nghiệp của bọn bóc lột mình phát đạt.
Thí dụ thứ ba. Trong hai năm, với số tiền bóp nặn của dân An Nam, Nhà nước đã trả 6.000.000 phrăng kinh phí cho một phái đoàn nghiên cứu do các ngài công nghiệp tơ ở Liông cử sang Đông Dương, 7.300.000 phrăng thưởng cho các công ty khai thác mỏ,
Thí dụ thứ tư. Trong số 7.152.910 tấn hàng hóa chuyên chở ở hải cảng của mình, về phần dân An Nam chỉ được có 12.231 tấn chuyên chồ trên 542 chiếc thuyền buồm nhỏ.
Trong số 20 triệu dân An Nam, chỉ có 22.000 nhà tiểu thương.
Tuy hoàn cảnh xót xa như vậy, nhưng khi phải xỉa tiền ra thì lúc nào dân An Nam cũng phải có mặt cả, chang phải tìm đâu xa, và khỏi làm các bạn mệt mỏi với những hàng chữ số vô tận, tôi chỉ dẫn chứng một ít số thông kê từ đầu chiến tranh, cũng đủ chứng tỏ rằng dân An Nam giỏi chịu đựng.
Năm 1915, họ phải đóng công thải 13.000.000 phrăng
- 1916 - 1917 - 1918 - 1920 - 1922 |
102.200.000 -
Ngoài công thải bắt buộc, người An Nam còn bị ép phải lạc quyên số tiền 15.000.000 phrăng vào công cuộc chiến tranh và
Tuy không muốn quá lạm dụng lòng kiên nhẫn của các bạn, tôi cũng không thể bỏ qua việc lạc quyên và công thải này mà không nói sơ qua về cách thức Chính phủ Pháp đã dùng để bắt dân An Nam "khạc" ra tiền.
Cũng như để động viên thanh niên An Nam đi lính cho họ, các ngài Pháp dùng chê" độ "tình nguyện bắt buộc" để động viên các món tiền dè sẻn nhỏ của người dân bản xứ ních vào túi mình.
Về vấn đề lạc quyên, một tờ báo Pháp ở Đông Dương, tờ báo này chẳng yêu thương gì dân bản xứ đâu, đã viết như thế này: "Dân chúng đã nhiều lần bắt buộc phải đóng góp, hoặc để cưu mang những kẻ bất hạnh, hoặc để xây dựng những công cuộc ích lợi chung, hoặc đế tỏ lòng tôn kính đối với các bậc vĩ nhân.
"Về việc này, thường thường người ta mỏ những lạc quyên do chính quyền bày trò ra. ồ các tỉnh, trò ấy diễn ra như thế này: Viên công sứ cho quan An Nam biết có một cuộc lạc quyên và quy định phỏng chừng số tiền mà ông ta muốn thu được. Sự ưốc lượng của ông ta đại thế là dựa trên dân số, sự giàu có trong vùng và lợi ích của công cuộc lạc quyên. Đến lượt mình, các quan An Nam tỉnh hạ lệnh cho các quan phủ huyện, chỉ dẫn sơ qua về mục tiêu cần phải đạt tối. Các quan phủ huyện lại hạ lệnh cho các viên chánh tống, lý trưởng phải đem nộp cho họ đúng kỳ hạn một số tiền nhất định do các quan Pháp đòi. Số tiền do quan đầu tỉnh dự kiến thưòng thường được nộp đến toà sứ đầy đủ, những kẻ đóng thuế là người An Nam đã phải nộp ít nhất gấp ba sô tiền như thế vì không biết do phép ma quỷ biến hoá thê nào, dân chúng ồ đất nước hiền lành này phải nộp ít ra ba bôn ngàn đồng để chỉ còn được một ngàn đến nơi đến chôn. Thường thường người An Nam cứ phải cắm cổ nộp tiền mà chẳng biết vì sao phải nộp cả, vả lại họ cũng thừa hiểu rằng kêu ca hay muốn kháng cự lại thì sẽ mang vào thân những tai vạ gì".
Về công thải, người ta cũng hành động theo kiểu đó nhưng cách làm ngược lại. Không ngồi trên mà hạ lệnh xuống nữa, ngài công sứ đi hết làng này sang làng khác, cho gọi hào lý và chủ gia đình đến, diễn thuyết hứa hẹn vẩn vơ, doạ nạt thật sự và trắng trợn, phân phát cho họ những biên lai ký sẵn với số tiền đã định và ghi trước rồi. Sau đó, muốn thoát khỏi Nhà nước hành hạ, dân bản xứ chỉ còn có việc mà xoay xở lấy cho ra; và ngài công sứ chỉ có việc ngồi chò nhận tiền.
Nhà nước còn tìm cách cướp đoạt tài tình hơn nhiều nũa. Người ta sáng chế ra "cái phiếu lạc quyên chung" để cho phép đến cả dân nghèo vẫn có thể bảo vợ con nhịn cơm đi để góp phần nhỏ bé của mình vào công thải, tỏ lòng quyến luyến thiết tha với nước mẹ. Thí dụ: mỗi phiếu quy định trước là 10 đồng. Nhưng những người culi và làm thuê công nhật làm sao đủ sức nộp được một số tiền to như vậy? Người ta gọi họ đến từng tốp 5, 10 người một, ấn cho cả bọn một cái biên lai chung, bảo họ cùng ký vào đó. Thê rồi những kẻ bần cùng cứ thu xếp với nhau mà nộp cho đủ số. Nếu có kẻ trôn tránh mà chỉ thu được có 8, 9 đồng thôi, thì tất cả những kẻ khác phải liên đối chịu trách nhiệm. Vì chang ai lại muốn đi tù thay cho kẻ khác, nên họ phải làm mật thám tố cáo lẫn nhau đế vừa lòng Nhà nước.
Vì mưu thần chưốc quỷ ấy mà năm 1922, người ta bỏ vào két được những 10.289.000 đồng bạc, tuy công thải trước kia định mức có 6.180.000 đồng.
Chang cần phải nói, dân An Nam không bao giờ được thấy lại đồng bạc của mình trắng đen ra sao cả.
[1] Cây có vị chát đế thuộc da hoặc nhuộm.