THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYÊN
Thủ hiến xứ Marốc cho bản đại hiến chương của giai cấp tư sản Pháp là có tính chất phá hoai và nguy hiểm.
Hội Nhân quyền và Công dân quyền (từ năm 1924...) đã có cái chủ trương khờ dại là cho niêm yết tại các trường học và công sở xứ Marôc thuộc Pháp bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Công dân quyền năm 1789. Thống chế Liôtây - người có trọng trách giữ vững Nhân quyền và Công dân quyền tại Marốc, đã cấm ngặt việc niêm yết bản Tuyên ngôn quá nguy hại đó. Không may cho người Marốc và may thay cho những người Pháp cách đây 135 năm, là vị Thống chê vinh quang của chúng ta đã sinh ra khoảng 75 hay 80 năm sau cuộc đại Cách mạng; chứ không thì... Nhưng thôi, không đùa nữa, chúng ta hãy nói thắng vào việc.
Trong bức thư gửi cho Thủ tưống Nội các, Thống chế cắt nghĩa lệnh cấm đó như sau:
"Trong lúc này và trong nhiều năm về sau nữa, đối với dân bản xứ, nước Pháp có một nhiệm vụ trước nhất phải làm tròn là: dạy cho họ biết giữ bổn phận của mình. Chỉ khi nào họ hiểu bổn phận của họ thì mới có thê nói đến việc ban bố cho họ những quyền lợi mà hoàn cảnh xã hội và trình độ hiểu biết của họ có thể cho phép họ được hưởng.
"Trong lúc này, không thề đưa ra cho những kẻ mà chúng ta đang bảo hộ các quyền lợi được thi hành ở Pháp cho công dân Pháp, nhất là điếm: "Nguyên tắc chủ quyền là ở trong quốc dân, và luật pháp là biếu hiện của ý chí"...
"Vậy niêm yết những nguyên tắc đó ở các chỗ công cộng là rất nguy hiểm.
"Bất đắc dĩ lắm, ta chỉ có thể làm thoả mãn được Hội nhân quyền trong những trụ sở chỉ riêng có người Pháp lui tối mà thôi; nhưng trên thực tế, ở Marốc hiện không có những trụ sở như thế V.V.".
Mặc cho Liôtây cứ việc coi bản Tuyên ngôn... đã đưa lại sự tự hào cho nền Cộng hoà của ông ta và vinh dự cho cha ông của ông ta, như một mảnh giấy lộn tồi tàn; mặc cho ông ta cứ việc ngạo nghễ khinh thường một tổ chức có tiếng tăm của nền dân chủ tư sản và của những nguyên lý lớn thời Cách mạng 1789-1793, chúng ta cũng cóc c...ần và người Marôc cũng vậy. Nhưng chúng ta phải nhắc lại cho những anh em xứ Marốc chúng ta điều này:
Trong cuộc chiến tranh vì "công lý" - không phải công lý cho Con người và cho Công dân, mà công lý cho bọn Diều hâu và Cá mập - thì trong số 53.000 người Marốc đã làm "bốn phận của họ" (40.000 người làm lao động và 13.000 làm lính), có 10.000 đã làm tròn bốn phận mình đến nỗi đã bỏ xương trên các bãi chiến trường. Có những người Marốc khác cũng đã làm "bổn phận" mình bằng cách cung cấp cho nước mẹ đang lâm chiến hàng vạn tấn hàng hoá, hàng trăm triệu phrăng trong các cuộc công trái bắt buộc, được gọi là công trái "Chiến thắng" và cho các cuộc lạc quyên bắt buộc, để giúp các vùng bị quân "bôsơ dã man" xâm chiếm, đã làm trong thời kỳ 1914-1918 đúng những điều mà những người Pháp văn minh đã làm cách đây 20 năm ồ Marốc và hiện đang làm hằng ngày ồ đó. Đê đền đáp lại những bom đạn và những công ơn của Nước bảo hộ, nông dân Marốc trong khoảng mười lăm năm đã phải "nhường lại" [1] hàng chục vạn hécta ruộng đất tốt nhất của mình, còn mình thì lên núi và những cao nguyên trơ trụi để chết đói. Vì nền "thái bình của nước Pháp", họ đã phải đóng sưu thuê nặng nề cứ hằng năm lại tăng lên. Thuê má từ chỗ 109.499.000 phrăng hồi năm 1918, năm 1922 đã lên tối 171.953.000. Trong sô mấy trăm triệu thuế do người Marôc đã đổ mồ hôi ra đóng đó, thì 96.000.000, nghĩa là một phần ba, dùng để nuôi béo những người như Liôtây và đồng bọn (chỉ riêng những khoản chi phí cho Phủ Toàn quyền cũng đã lên tối
Thế là người Marôc đã làm tròn "bổn phận" của mình, bổn phận người nô lệ. Nhưng để xứng đáng với quyền Con người và quyền Công dân, họ còn phải làm bốn phận của họ là những Con người và những Công dân nữa, nghĩa là phải tố chức nhau lại và đấu tranh để giành lấy các quyền đó, như người Pháp từng làm hồi 178966 và như giai cấp vô sản cách mạng ngày nay đang làm. Bổn phận đó, những anh em chúng ta ở Marôc chưa hiểu. Cho nên Liôtây đã có lý để cho rằng rượu cồn, thuốc phiện và nhà thổ (những tiệm rượu và nhà thổ ở Marôc cứ 5 năm lại tăng 280%) có giá trị "khai hoá" nhiều hơn và có ích cho sự nghiệp thực dân nhiều hơn là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Công dân quyền nhạt nhẽo vậy.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, SỐ 71, ngày 17-10-1924.
[1] Tôi gạch dưới - NA.Q