NÔNG DÂN BẮC PHI
Trong số các dân tộc sống ở Bắc Phi, chỉ người Bécbe biết đến nguyên tắc tư hữu nhưng họ chỉ là thiểu số chiếm khoảng một phần ba số dân Angiêri và khoảng ha phần 14 đất đai có thể canh tác được ở thuộc địa này.
Quan hệ mộng đất của người Tuynidi, người Arập Angiêri và người Marôc nói chung dựa trên cơ sở chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ: Theo kinh thánh đạo Ixlam, ruộng đất thuộc về Trời, và con người chỉ có quyền sử dụng những gì mà anh ta có thể lấy từ đó bằng lao động của mình. Như vậy, ruộng đất là sở hữu của công xã và không bị trưng thu. Mỗi người đều được nhận một mảnh đất và được sử dụng toàn bộ sản phẩm của mảnh đất đó. Nhưng anh ta không được mua ruộng của người khác. Không được bán đất của mình. Người giữ ruộng đất đó chết đi thì ruộng đất lại trở thành sỏ hữu của công xã. Phương thức sỏ hữu tập thể đó được gọi là "ácsơ" ỏ Angiêri, "habu" ở Tuynidi và Marôc. Chế độ thuộc địa của Pháp đã phá vỡ tính tập thể của dân bản xứ và thay vào đó bằng sự cướp đoạt trắng trợn.
Tiếp theo bạo lực và tàn phá thường mở đầu cuộc xâm lược, những người nông dân Bắc Phi bắt đầu thấy mình bị những kẻ du đãng, phiêu lưu và cho vay nặng lãi, tóm lại, là toàn bộ cặn bã của chính quốc tiến công. Bọn thực dân, rốt cuộc là kẻ chiến thắng và những người dân bản xứ phải ngoan ngoãn phục tùng chúng và nhường đất cho chúng.
Năm 1848, Angiêri lần đầu tiên chịu sức ép của cuộc tiến công kiểu ấy của những kẻ đi khai hoá. Đó là 13.500 kẻ khốn cùng đã đe doạ thành phố Pari và những người mà các xưởng máy thủ đô không chứa nổi. Ngoài chi phí đi đường và nơi cư trú không mất tiền, họ còn được nhận gia súc, tiền ứng trước, hạt giống, công cụ lao động và từ 4 đến 12 hécta đất lấy của những người nông dân Angiêri.
Sau năm 1870, những người Andátxơ di cư cũng đóng vai trò thực dân đó. Tất nhiên, họ đáng được trọng thị hơn những người đầu tiên, nhưng họ cũng không kém nguy hiếm hơn đối với nông dân bản xứ, vì toàn bộ ruộng đất mà họ được chia là lấy của nông dân địa phương. Tiếp theo đó, ngày càng nhiều bọn thực dân tham lam, lên đường đi tìm hạnh phúc trên sự phá sản của những người Arập.
Dân thuộc địa bị phá sản bằng nhiều cách: do "luật pháp" hành chính của Chính phủ bảo hộ, do những hành động cá nhân của bọn địa chủ và hoạt động của những nhóm người bản xứ đã trở thành
chỗ dựa của chế độ thuộc địa.
Chỉ riêng ồ Angiêri và Tuynidi, chế độ thuộc địa chính thức đã lấy cắp của nông dân bản xứ khoảng: 1 triệu 600 nghìn hécta đất nguyên của nông dân sử dụng, 2 triệu 700 nghìn hécta rừng công, 800 nghìn hécta đất công.
Nước Marôc mối bị chia cắt không lâu, đã bị cướp 545 nghìn hécta ruộng đất.
Sự cướp đoạt những người bản xứ diễn ra nhanh đến chóng mặt và với những quy mô khủng khiếp.
Năm 1870, 500 nghìn hécta đất của dân thuộc địa bị tịch thu cùng một lúc. Từ năm 1895 đến 1910, 192 nghìn hécta đất của Angiêri chuyển sang tay người Pháp. Từ 1919 đến 1923, chê độ thuộc địa đã chiếm của dân Marốc 72.700 hécta.
Để chiếm đất, chê độ thuộc địa Pháp lúc thì sử dụng mánh khoé, lúc thì dùng vũ lực. Người Bécbe và người Arập Angiêri bị dồn tối rùng núi và triền đồi. Và lãnh thổ được tước đoạt kiểu ấy khỏi những người chủ hợp pháp, rơi vào tay những tên thực dân châu Âu.
Đối với người Tuynidi, người ta thường sử dụng những mánh khoé kiểu như sau: 25 khu ruộng của người Tuynidi làm thành một habu tập thể. Những người nông dân canh tác đất đai ấy được hưởng một phần mùa màng, phần khác dành cho phúc lợi xã hội, giáo dục, xây nhà, phương tiện thông tin và những xí nghiệp có ý nghĩa tập thể khác nhau.
Habu tập thể không thể được sử dụng cho cá nhân, nhưng có thể được chuyển từ một xí nghiệp tập thể sang xí nghiệp khác, vì đó là do lợi ích công cộng, về sau Phủ toàn quyền cứ lấy cố dùng cho lợi ích công cộng mỗi khi cần lấy đất của người bản xứ cho bọn chủ đồn điền. Một thí dụ: một nhà báo và chủ đồn điền, khi thấy người dân bản xứ từ chối bán đất cho hắn, mà hắn lại muốn mua cho mình, liền đến nhờ bạn - là viên công sứ tỉnh ấy. Tên này liền ra ngay một sắc lệnh trưng thu đất ấy cho lợi ích công cộng, đuổi người dân bản xứ ra khỏi mảnh đất ấy và chuyên cho người bạn của mình.
Chế độ thuộc địa ấy đem lại lợi ích gì cho những người nông dân nghèo Pháp? Không! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu, những bọn con buôn tham lam và tư bản lớn được lợi mà thôi.
Những công ty đồn điền lớn chiếm những khu đất đai mênh mông, không phải nhằm làm cho nó sản sinh, mà chỉ với mục tiêu đầu cơ. Ngày lại ngày, chúng làm cho dân bản xứ phá sản, nuốt tươi những tên thực dân nhỏ và đánh lừa ngay cả Chính phủ. Thí dụ: Công ty Giơnevơ chiếm hơn 20.000 hécta; công ty Habra và Máctơ: 24.000 hécta; công ty Pháp - Angiêri: 90.000 hécta; công ty toàn Angiêri: 10.000 hécta; công ty Mácxây: 100.000 hécta.
Ở Tuynidi, 55 chủ đồn điền Pháp chiếm 355.000 hécta đất, 30 chủ đồn điền khác chiếm 160.000 hécta rừng.
Công ty thương mại điền địa chiếm phần lớn đất miền Cadablanca, Rabát và Madagan. Tiếp theo là Tổng công ty Pháp ồ
Maroc. Công ty này mua của dân bản xứ mỗi hécta giá từ 20 đến 30 phrăng và sau một thời gian ngắn bán lại với giá 1.000 và 1.200 phrăng trong một vài tháng lãi tối 858.000 phrăng mà lúc đầu số vốn là 1 triệu và mối chỉ sử dụng một phần tư số vốn đó.
Một nghị sĩ Quốc hội Pháp được nhượng mỏ quặng sắt ồ Khamri. Ông ta bán lại cho một công ty để khai thác với giá 10 triệu phrăng. Những người nông dân bản xứ có đất đai thuộc khu mỏ ấy, chỉ được lĩnh 112,5 phrăng một năm tiền cho thuê đất.
Một luật sư Pháp giao cho nhân viên của mình mua đất để làm tài sản riêng với giá 20 phrăng. Đất ấy nằm giữa habu công cộng. Biết rằng đất đai ồ đó không có ranh giới rõ rệt, người phục vụ pháp luật của chúng gây ra những chuyện khó khăn và lôi cuốn những người nông dân vào quá trình kiện tụng rất tôn kém về phân định ranh giới. Đắt đến nỗi những người nông dân nghèo cuốĩ cùng phải bán lại đất của mình vì việc kiện tụng đã làm tôn 11.000 phrăng. Ông luật sư với sự giúp đõ của hai mươi phrăng và một chút giả dốĩ, trở thành người chủ cả một làng, và những người nông dân còn cảm thấy hạnh phúc, vì không bị đuối khỏi mảnh đất ấy và được đế lại làm việc với tư cách là người nô lệ.
Những trường hợp tương tự như vậy thường thấy ồ các thuộc địa và chúng tôi còn có thê đưa ra nhiều thí dụ nữa, không kém phần bê bốĩ.
Những tên địa chủ biết rõ là, dân bản xứ luôn luôn lo SỢ bị trưng thu. Vì vậy, khi nào họ muôn chiếm đất, họ sử dụng luật về trưng thu như một con ngoáo ộp. Dân bản xứ tất nhiên muốn bán đất của mình với giá rẻ mạt, còn hơn là để cho chính quyền hành chính bỗng chốc làm mình phá sản.
Bọn địa chủ thỉnh thoảng dùng "các điểm chiến lược". Chúng đặt tay vào những nơi có thế xây dựng các công trình Nhà nước: nhà ga, đường sá, kho tàng và chợ. Khi chính quyền muốn xây dựng một trong những công trình ấy, nó phải trả toàn bằng vàng, vì nó có thế trưng thu và đuổi dân bản xứ, nhưng không dám sờ đến sở hữu của bọn thực dân.
Và như vậy, bọn đầu cơ vơ vét cả hai tay.
Tình cảnh nông dân các thuộc địa đó như thê nào? Thật là khủng khiếp. Khó có thể nói được rằng ai trong sô họ: người An Nam ồ Đông Dương, người da đen ồ Cônggô hay là Xênêgan, hay là người bản xứ ồ Bắc Phi - bị bóc lột nhiêu hơn.
Giữa những người ấy có một cái chung:
Các viên chức, quan lại, bọn tư sản mối và bọn người bản xứ cho vay nặng lãi kết thúc công việc ăn cướp của bọn người da trắng, và nông dân nếu thoát được ách bọn này thì lại rơi vào tay bọn khác.
Bị đuổi khỏi những đồng ruộng được tưối nước trù phú, sống chen chúc ồ những đồng bằng chật chội và những vùng rừng núi xơ xác, nông dân những thuộc địa đó sống trong cảnh khốn cùng ghê gốm. Những người nào trong sô họ còn lại một mẩu đất con nào thì cũng nhanh chóng bị tước đoạt lâu dài. Tỷ suất cho vay bằng tiền cũng như bằng hiện vật có tính ăn cướp không thể tưồng tượng được: từ 20 đến 200% (người châu Âu cho vay lấy lãi 20%, người Do Thái 35%, người Rabin 75%, người Môdabít 80% và ồ nơi hẻo lánh tối 200%). Kiểu ăn cướp đó gọi là ranhia. Do tỷ suất lãi quá cao, người nông dân không bao giờ trả xong nợ. Lúc đó, người cho vay lãi đến chiếm ruộng và trở thành camétxát, còn người chủ cũ thành camét. Camét tiếp tục cày cấy mảnh đất của mình, nhưng phải nộp người chủ mối bốn phần năm mùa màng.
Tệ cướp bóc thuộc địa làm tất cả mọi thứ đê làm cho người nông dân không thê sống nối. Lấy cố lập tín dụng nông nghiệp, thật sự chỉ phục vụ bọn giàu có, bụng phệ, chính quyền lại còn đặt thêm mức phụ thu 10% đối với người vay tiền, riêng không có khoản đó mức vay lãi đã quá nặng. Rừng là sở hữu của Nhà nước và những người đốn củi bị dồn vào cảnh chết đói. Những người chăn nuôi không có đồng cỏ, buộc phải bán gia súc đi và hoàn toàn phá sản. Việc chăn nuôi bị đánh thuế, mỗi đầu con vật chăn nuôi của người dân bản xứ phải nộp thuế nửa phrăng đến một phrăng Pháp.
Những người dân miền núi, bị các dinh cơ Nhà nước vây quanh, mà ranh giới thì rất tuỳ tiện, sông nghẹt thở. Nếu trong rừng trẻ con đi trên đường sắt hoặc con cừu chạy qua ranh giới là lập tức bị lôi thôi và bị nộp phạt. Năm 1909, ở Angiêri có 28.527 vụ phạt xâm phạm rừng, trong đó có 13.451 vụ lấy cỏ và 7.098 vụ lấy gỗ. Năm 1910, người Angiêri nộp 540.000 phrăng tiền phạt vì những việc đó.
Chưa hết. Người nông dân Bắc Phi còn phải đi canh gác rừng
cho chủ đồn điền, diệt châu chấu trên đồng ruộng của người châu Âu, khuân vác không công cho bọn quan lại, công chức, làm nghĩa vụ cảnh sát để bảo vệ những bất động sản của bọn bóc lột và áp bức.
Bị tệ cho vay nặng lãi đè nén; bị những tệ nạn xã hội làm kiệt sức: năm 1907, ồ thành phô Cadablanca chỉ có sáu quán rượu, năm 1913 có 161 quán rượu, nhà cải tạo, bệnh giang mai, bệnh ho lao cũng phát triển như thế; bị kiệt quệ vì nạn khổ sai hên miên; bị nạn đói thưòng xuyên làm mất sức, các bạn Bắc Phi đang ồ trên con đường ngắc ngoải. Nạn tử vong cao là một bằng chứng. Người Bắc Phi sẽ biến khỏi mặt đất, nếu giai cấp vô sản giác ngộ không đến cứu họ khỏi nền "văn minh" quái vật.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tạp chí Quốc tế nông dân, tiếng Nga, số 3 và 4 năm 1924.