https://hoctap24h.vn

Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô

- Hai chỉ tiêu này là thước đo tất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia. Các nhà kinh tế thường sử dụng hai chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các nước với nhau. Để thực hiện được
điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyên số liệu GDP hay GNP của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền chung (đồng đôla Mỹ hoặc đồng Euro); thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng nội tệ và đồng đôla Mỹ hoặc đồng Euro.

Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sôhg của dân cư như chỉ tiêu GNP bình quân đầu người; GDP bình quân đầu người. Thực tế thì mức sống của dân cư một nước phụ thuộc không những vào số lượng hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất ra; mà còn phụ thuộc khá nhiều vào quy mô của dân số và năng suất lao động.

Nếu dựa vào công thức (2.1) thì có thể thấy dùng chỉ tiêu GNP sẽ là thước đo tốt hơn chỉ tiêu GDP; xét theo khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mọi người dân của một nước có thể mua được. Còn theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Do GDPr phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ; nên nó cũng phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Vì vậy; GDPR là một chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn GDPn.

Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triền kình tế dài hạn và kế hoạch tiền tệ; ngân sách ngắn hạn. Ngoài ra; GDP và GNP còn thường được sử dụng để phân tích những biến động về sản lượng của một đất nước qua thời gian. Trong trường hợp này; người ta thường tính tốc độ tăng trưởng của GDPR hay GNPr nhằm loại trừ sự biến động của giá cả. Đồng thời hai chỉ tiêu này cũng giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những phân tích về tiêu dùng; đầu tư; tỷ giá hối đoái...dựa trên các mô hình toán kinh tế. Chính vì vậy mà đòi hỏi công tác thống kê phải thật chính xác; khoa học.

Giáo trình kinh tế học vĩ mô