https://hoctap24h.vn

Một số khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản

Tổng sản phẩm quốc dân và tăng trưởng kỉnh tế

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của mình trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Tổng sản phẩm quốc dân được phản ánh theo 2 chỉ tiêu:

+ GNP danh nghĩa ìà GNP tính theo giá thị trường năm hiện hành, nghĩa ìà tính GNP cho năm nào thì sử dụng giá thị trường của nám đó. Chỉ tiêu này thường tăng nhanh do giá cả của hàng hoá và dịch vụ thường có xu hướng tăng, nói cách khác là do có lạm phát.

+ GNP thực tế ỉà GNP tính theo giá thị trường năm gốc cố định, nghĩa là ĩấy giá thị trường của một năm gốc nào đố để tính GNP cho tất cả các năm khác. Sự thay đổi của chỉ tiêu này do sự thay đổi nguồn lực trong nền kinh tế và hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực đó.

Táng trưởng kỉnh tê là sự gia tăng của GNP thực tế. Tốc độ (tỷ tệ tảng) tổng sản phẩm quốc dân thực tế gọi là tỷ lệ tăng trưởng.

Chu kỳ kinh doanh và chênh lệch sản lượng

Nói chung các nền kinh tế thị trường đều thường phải chống chọi với vấn đề chu kỳ kinh doanh. Những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh doanh là sự đình trệ của sản xuất, thất nghiệp, lạm phát.

Chu kỳ kinh doanh là sự giao động của GNP (hoặc GDP) thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng.

Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là chênh ìệch sản lượng ịGDP gap). Nghiên cứu chênh lệch sản lượng giúp ta tìm ra những giải pháp chống lại giao động của chu kỳ kinh doanh nhằm ổn định nền kinh tế.

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp

Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp được lượng hoá theo quy luật OKƯN.

Quy luật OKƯN (Okim 's Law): Nếu GDP thực tế giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ Ịệ thất nghiệp tăng ìên 1%. ChẳỉỉíỊ hạn, nếu GDP hắt đẩu tại 100% mức tiềm nâng của nó và giảm xuống cồn 98% mức tiềm nâng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tâng lẽn ỉ % (chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của quy luật này kỹ hơn trong chương lạm phát và thất nghiệp!

Như vậy một hệ quả quan trọng của Quy luật OKUN là GDP thực ĩế phái tăn g nhanh bằng GDP tiềm năn ẹ để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi.

Quy luật OKUN đưa ra mối quan hệ sống còn giữa thị trường đầu ra và thị trường lao động. Nó mô tả mối quan hệ giữa vận động ngắn hạn của GDP thực tế và những thay đổi của thất nghiệp.

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Nói chung mối quan hệ này như thế nào, đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả? Hiện nay vấn đề này kinh tế vĩ mô chưa có câu tra lời rõ ràng.

Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế thịnh vượng, tăng trưởng kinh tế cao thì lạm phát thường có xu hướng tăng lên và ngược lại. Nhưng có lẽ không phải lúc nào cũng như vậy bởi vì nếu dựa vào mô hình AD-AS ta thấy, nếu dịch chuyển được đường AD và đường AS đi cùng một khoảng cách thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng mà lại không gây ra lạm phát

Có thể minh hoạ theo mô hình sau:

Hình 1.9: Tăng trưởng mà không gây ra lạm phát.

tang-truong-khong-sinh-ra-lam-phat

Dịch chuyển đường AD và AS đi cùng một khoảng cách, san lượng thực tế tăng từ Yị đến Y2 mà giá vẫn không đổi (P()).

Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ như thế nào là một trong những chủ đề được bàn đến trong nhiều thập kỷ qua.

Giải thích về mối quan hộ này, nhà kinh tế học nổi tiếng: A.w.Phillips, trong tác phẩm: “Ató liên hệ giữa thất nghiệp và nhịp độ thay đổi tiền ỉươììg ở liên hiệp Anh giai đoạn 1861-1957 ”đã mô tả trên đồ thị gọi là đường cong Phillips. Đường Phillips minh hoạ cho lý thuyết đánh đổi của lạm phát. Theo quan điểm này, một quốc gia có thể mua được một mức thất nghiệp thấp hơn nếu nó sẩn sàng trả một giá là tỷ lệ lạm phát cao hơn. Tỷ lộ đánh đổi là độ dốc của đường Phillips, đường Phillips nói chung là rất có ích cho việc phân tích những diễn biến ngắn hạn của thất nghiệp và lạm phát. Trong dài hạn thì quan hệ này cần phải được xem xét lại.

Thực tế, khi cơ chế thị trường đã được thiết lập, mối quan hộ giữa lạm phát- thất nghiệp - tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra theo quy luật chung vốn có của nó.

Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô cần xử lý tốt mối quan hệ này mới đạt được kết quả mong muốn. Nhưng làm cách nào cho đúng? các nhà kinh tế có thể không đưa ra được câu trả lời chính xác về mặt khoa học vì đó là những vấn đề chuẩn tắc chứa đựng trong những tình huống khó xử về những giá trị chính trị - xã hội.

Vai trò thích hợp ở đây là sử dụng công cụ để đưa ra các câu hỏi thực chứng, ước tính được những cái được và mất trong vấn đề lạm phát và thất nghiệp tương ứng với các cách tiếp cận về chính sách khác nhau. Sự lựa chọn mục tiêu nào giữa lạm phát và thất nghiệp cuối cùng được quyết định trong trường tư tưởng mà người ta gọi là các quá trình chính trị.

Trên đây đã trình bày khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cản bản. Được trích dẫn từ giáo trình kinh tế vĩ mô. Các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn. Hãy đọc và tham khảo nhiều loại sách chuyên khảo.

Giáo trình kinh tế vĩ mô