Triết học Ấn độ thế kỷ thứ VI – IV tr. CN

Triết học Ấn độ  thế kỷ thứ VI – IV tr. CN

Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia ở Ấn Độ. Đầu thế kỷ thứ VI tr. CN. Bắc Ấn Độ có nhiều quốc gia (đế chế hay cộng hòa) nhỏ, độc lập hay phụ thuộc. Đấu tranh giai cấp phát triển. Sức sản xuất cũng phát triển mạnh ở vùng dọc sông Hằng. Thủ công và thương nghiệp phát triển. Thời kỳ này, Ba Tư, và sau đó là Hy Lạp, đủ nối liền Ấn Độ với thế giới Địa Trung Hải. Bọn quý tộc Ấn Độ cần hàng hóa để trao đổi, chúng càng ra sức bóc lột. Thợ thủ công và thương nhân tập trung quanh các vương quốc mạnh. Thành thị phát triển. Cuối thế kỷ IV tr. CN hình thành đế quốc Maurya với vương triều Chandragupta. Đây là thời kỳ tri thức khoa học Ấn Độ phát triển mạnh: đã biết quả đất tròn và tự quay xung quanh trục của nó, biết làm lịch chính xác, biết đến chữ số và hệ thống đếm thập phân, đại số, lượng giác, tính căn, đường tròn, y học và hóa học phát triển. Đó là thời kỳ phát triển của tư duy trừu tượng, thời kỳ tạo nên các hệ thống tôn giáo – triết học của Ấn Độ. Các hệ thống đó đấu tranh gay gắt với nhau, thử đưa ra các cách giải thích thế giới, đưa ra những con đường “giải thoát” khác nhau. Trong cuộc đấu tranh đó, những vấn đề thuộc về thế giới quan, vũ trụ luận, bản thể luận chiếm vai trò quan trọng.

Trong các tài liệu cổ Ấn Độ, người ta thường dùng từ “Dar’sana” để chỉ khái niệm triết học. Nhưng không rõ từ này ra đời lúc nào. Có người cho rằng từ này đầu tiên được dùng trong Vai’sesika – Sùtra của Kanada, tức là thời kỳ Tiền Phật giáo. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, lúc các hệ thống triết học Ấn Độ cổ được sáng lập chưa có từ này, mà các nhà triết học về sau ở giai đoạn muộn như Samkara, Udayana mới dùng từ này để chỉ triết học. Trong các thư tịch cổ chưa có từ này. Trong Anth’sastra dùng khái niệm Anviksiki. Khái niệm này về sau dùng để chỉ lôgíc:

 

Dar’sana có thể gốc từ động từ drst (lý hội, lý giải, thấy). Đối với các nhà triết học Ấn Độ cổ, Dar’sana hay triết học, chủ yếu là những nguyên lý dẫn đến “giải thoát” (Moksa), tức ra khỏi vòng luân hồi. Nhưng không phải triết học Ấn Độ chỉ xoay quanh Moksa. Trên thực tế, Lokàyata đã chế giễu Moksa, Mimànsà đã lãnh đạm với Moksa.

Về nguồn tài liệu để nghiên cứu triết học Ấn Độ cũng có những đặc điểm cần lưu ý. Nguồn tài liệu đầu tiên của các hệ thống triết học thường là Sùtra (Kinh). Những tác phẩm triết học về sau thường là các chú giải cho Sĩìtra, gọi là bhàsya, và chú giải cho chú giải tức là tikà. Có khi là tập chuyên luận bằng thơ, gọi là Kàrikà hay là tập phê phán, Vàrttika.

Sùtra, theo truyền thống, thường được coi là của một tác giả nào đó, nhưng thực tế, ta biết là theo truyền thuyết chứ không có lịch sử rõ ràng. Chẳng hạn Vaisesikasùtrn (kinh của hệ thống triết học Vai sesika – nguyên tử) được coi là của Kanada, cũng có tên là Kanabhak’ sa hay Kanabuj , có nghĩa là “ăn hạt”. Theo cách giải thích truyền thống thì nhà hiền triết này nuôi mình bằng các hạt thu được do mùa màng, nhưng các học giá hiện đại (A.B. Keith, R. Garbe) thì cho rằng cái tên đó gắn liền với lý thuyết nguyên tử của ông. Nhà hiền triết này còn có tên là Ưlùka, nghĩa là “cú mèo”. Truyền thuyết kể rằng Siva đã hiện ra dưới dạng con cú mèo để dạy nhà hiền triết nạy triết học nguyên tử. Do đó triết học nguyên tử còn được gọi là “Triết học cú mèo” (Aulùkya – dar’sana) (Ràhula Sànkrtyàyana muốn giải thích tên gọi này bằng ảnh hưởng từ Hy Lạp đến triết học này vì hình tượng cú mèo Athene còn giữ lại trong triết học Hy Lạp. Thực ra đó là sự suy diễn. Tên “cú mèo” có thể là tên thị tộc dòng họ tác giả).

Sự hiểu biết về các người sáng lập những hệ thống khác cũng chẳng phong phú gì hơn. Trong cái đại dương mờ mịt, chỉ có một sự kiện có thể coi là có tính lịch sử, là người sáng lập ra Phật giáo, Buddha. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt cái học thuyết nhiều vẻ ngây thơ của ông với những quan điểm triết học tinh tế mà sau này gọi là triết học Phật giáo. Niên đại của các Sùtra đều là ước đoán và ý kiến của các nhà nghiên cứu về niên đại của các Sùtra là rất khác nhau.

Người Ấn Độ cổ đại cũng có phong cách riêng độc đáo khi trình bày các quan điểm, hệ thống triết học của mình. Phong cách của công trình triết học Ấn Độ cổ là trình bày quan điểm của tác giả bằng cách phê phán ý kiến đối lập. Nhà triết học trình bày ý kiến của đối thủ để làm rỏ ý kiến của mình. Ý kiến đối lập đó được gọi là Piirvapak’sa. Từ chỗ chỉ ra cái sai của ý kiến đối lập, người ta trình bày các kết luận của mình, tức là siddhànta. Nhưng các nhà triết học còn tranh luận công khai giữa đám đông. Đó là một hiện tượng đời sống xã hội cổ Ấn Độ. T. Stcherbatskỵ coi tác phẩm lôgíc “Nyảya – Sủtra” ra đời là nhờ những cuộc biện luận công khai như vậy. Sự tranh biện phát triển với sự phổ biến Phật giáo, với sự tồn tại nhiều Vihara (vừa là tu viện, vừa là trường đại học).

Theo cách phân chia truyền thống, ở Ấn Độ cổ đại có chín hệ thống triết học. Chín hệ thống này lại được chia làm hai loại:

Theo nhà ngữ pháp Pànini thì Pàstika là người tin vào thế giới bên kia, còn nàstika là người không tin vào thế giới đó. Theo luật Manu thì nàstika là “người làm ô nhục Veda”. Tiêu chuẩn “chính thống của triết học Ấn Độ là sự thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Veda. Những người Phật giáo và Jaina giáo có kinh điển riêng, nên họ bị coi là “tà giáo”.

Tuy nhiên, có một số hệ thống được coi là chính thống nhưng không có, hay có rất ít điểm chung với Veda, theo tinh thần hay nội dung các nguyên lý triết học.

Theo phái chính thống thì ba hệ thống tà piáo chống Veda là:

  1. Lokàyatíi (cũng gọi là Carvakn hay Barhaspntyn): triết học duy vật
  2. Phật giáo
  3. Jaina giáo

Sáu hệ thống được coi là chính thống Veda là:

  1. Mimànsà (còn gọi là Pùrva – mimànsà)
  2. Vedànta (cũng pọi là Uttarn – mimànsà)
  3. Sàinkhuya.
  4. Yopa; chú trọng các vấn đề thực tiễn, không phải là lý luận triết học.
  5. Nyàya, hệ thống đầu tiên nghiên cứu phưong pháp biện luận và các vấn đề liên qian đến lôgíc.
  6. Vai’sesika, nghiên cứu các phạm trù thực thế như vật chất, chất lượng…

Trong sáu hệ thống đó, quyền uy của Veda chỉ có ý nghĩa quyết định đối với Mimànsà và Vedànta.

Nhưng trước hết, ta hãy xem xét Veda là gì ?

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại
 Lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại, về sự phát triển của triết học Ấn ĐộSự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Thời kỳ văn minh sông Ấn (Indus)
 Thời kỳ văn minh sông Ấn (Indus)Văn minh sông Indus hay văn hóa Harappa là một nền văn minh thành thị đã xuất hiện từ khoảng 2.500 năm tr. CN. Từ năm 1924, các nhà khảo cổ học tiến hành ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
no img nhan thanh
Triết học Vedànta
 Triết học VedàntaMột hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta.Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd. ...
Chuyên mụcTriết học Ấn Độ Cổ Đại - Trung Đại
Sách và tư liệu
Cái gì làm cảm động một người đàn bà?
No img
Cái gì làm cảm động một người đàn bà?Từ Thời thái cổ, loài hoa vẫn được dùng để tỏ lòng ...
Nghìn lẻ một đêm – Chương 6: Ông vua trẻ của đất nước hòn đảo đen
No img
 Chuyện tôi kể tiếp sau đây sẽ làm ngài rõ tất cả những sự đổi thay này.Cha tôi mất vào ...
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN
No img
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYÊNThủ hiến xứ Marốc cho bản đại hiến chương của giai cấp ...
Tổng ôn lý thuyết chương Sóng cơ_Vật lý12_thi thpt 2017_Tổng hợp đề thi đại học tới 2016
Tổng ôn lý thuyết chương Sóng cơ_Vật lý12_thi thpt 2017_Tổng hợp đề thi đại học tới 2016
Các em làm để nhận ra mình còn thiếu vấn đềgì để ôn lại.Sóng cơ học (~5 câu / 40 ...