Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân 

 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

Từ  cuối  thế  kỷ  thứ  XVIII  đến  nay,  trong  lịch  sử  đã  diễn  ra  các  loại  công nghiệp hoá khác nhau: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học  và  công  nghệ  là  giống  nhau.  Song  chúng  có  sự  khác  nhau  về  mục  đích,  về phương  thức  tiến  hành,  về  sự  chi  phối  của  quan  hệ  sản  xuất  thống  trị.  Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau. 

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. 

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại  hóa  là  quá  trình  chuyển  đổi  căn  bản,  toàn  diện  các  hoạt  động  sản  xuất  kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 

Quan  niệm  nêu  trên  cho  thấy,  quá  trình  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. 

Biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước

Do  những  biến  đổi  của  nền  kinh  tế  thế  giới  và  điều  kiện  cụ  thể  của  đất nước, công nghiệp hoá, hiện  đại hoá ở nước ta có những  đặc  điểm chủ yếu sau đây: 

  • Công nghiệp hoá,  hiện  đại  hoá theo   định  hướng xã  hội  chủ  nghĩa,  thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
  • Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
  • Công nghiệp hoá,  hiện  đại  hoá trong điều kiện    cơ chế   thị  trường có  sự điều tiết của Nhà nước.
  • Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học – kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị.

Nói cơ sở vật chất – kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sở  vật  chất  –  kỹ  thuật  đó  đã  đạt  đến  một  trình  độ  nhất  định  làm  đặc  trưng  cho phương thức sản xuất đó. 

Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu. Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá.

Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản – đòi hỏi một cơ sở vật chất – kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên  trình  độ  khoa  học  và  công  nghệ  hiện  đại  được  hình  thành  một  cách  có  kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp,     có cơ  sở vật  chất  –  kỹ thuật  của chủ nghĩa  tư bản  tiến  bộ  đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã    hội.  Muốn  có cơ sở    vật  chất – kỹ thuật của   chủ  nghĩa  xã hội,   các

nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

Thực  hiện  đúng  đắn  quá  trình  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  sẽ  có  những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: 

  • Tạo điều kiện   thay  đổi  về  chất  nền  sản xuất  xã  hội,  tăng năng suất   laođộng, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
  • Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội.
  • – Tạo  điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình  độ  tiên  tiến  hiện  đại.  Tăng  cường  lực  lượng  vật  chất  –  kỹ  thuật  cho  quốc phòng,  an  ninh;  bảo  đảm  đời  sống  kinh  tế,  chính  trị,  xã  hội  của  đất  nước  ngày càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế. 

Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa,  hiện  đại  hóa  với  lực  lượng  sản  xuất.  Công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  là  để thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế – kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện.

Vì vậy, Đảng ta xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại … là nhiệm vụ trung tâm”1 trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở 

 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
20 Đề thi thử đại học môn toán có đáp án chi tiết
No img
Câu 3 (1,0 điểm). Tìm hệ số chứa x8 trong khai triển nhị thức Newton Câu  4. Một hôp đựng chứa ...
2_Công thức chương sóng cơ học
2_Công thức chương sóng cơ học
PHỤC VỤ ÔN LUYỆN TỐT NGHIỆP VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC - NHANTHANHGROUP
Phong trào công nhân
No img
PHONG TRÀO CÔNG NHÂNTheo những số liệu thông kê cuốĩ cùng thì sô lượng những người vô sản ồ Trung ...
Tình cảnh nông dân An Nam
No img
TÌNH CẢNH NÔNG DÂN AN NAMNgười An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo ...