Tín ngưỡng

Tín ngưỡng 

Khái niệm:

          Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội – văn hoá thực ra nếu xét theo các tiêu chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ nhưng không thể bỏ qua. Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thuỷ; hay các tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương đối.

          Giải thích từ tín ngưỡng; GS. Đào Duy Anh viết : “Lòng ngưỡng mộ; mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Trong khi đó giải thích từ tôn giáo; ông lại viết “Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước để khiến người ta tín ngưỡng.”

          Trong đời sống ngôn ngữ; xã hội; cả hai thuật ngữ tôn giáo và tín ngưỡng đều tồn tại. Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niền tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện tượng xã hội; Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hoá một nhân vật gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá; lịch sử hoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác; giữa những tín ngưỡng đều có sự đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá lắng đọng.

 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:      

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết; đặc biệt là tổ tiên; của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt; nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Trong tục thờ cúng tổ tiên; người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật”) thường được tính theo Âm lịch (hay còn gọi là “ngày ta”).

Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ; việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngày sóc); ngày rằm (ngày vọng); và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng; sinh con; làm nhà; đi xa; thi cử..; người Việt cũng dâng hương; làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ; hay để tạ ơn khi công việc thành công.

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi; khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở; dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

         Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo; sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng; tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương; chân đèn; bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương; hoa; chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn; trà rượu; và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy); tiền âm phủ…

Sau khi tàn tuần hương; đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt; được gọi là “hóa vàng”; còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế; vì hương khói bay lên trời; nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.

          Sau khi cúng giỗ; gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn; coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa; tức là đi ăn giỗ.

          Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật.

         Vì kính trọng tổ tiên; người Việt coi việc tang ma là trọng sự; gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên.

 Tín ngưỡng thờ Mẫu:

          Chế độ mẫu hệ còn để lại ảnh hưởng khá đậm trong đời sống xã hội cư dân Việt Nam. Vì thế; người Việt có truyền thống thờ nữ thần; một đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt có sức mạnh đến nỗi khi Phật giáo vào Giao Châu đã phải chấp nhận đan xen với nó; Huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la là chứng tích cho việc đan xen này.

Bốn ngôi chùa quanh vùng Dâu (nay thuộc huyện Thuận Thành; tỉnh Bắc Ninh) thờ các nữ thần Pháp Vân; Pháp Vũ; Pháp Lôi và Pháp Điện. Nói cách khác; đó là bốn hiện tượng tự nhiên được nhân cách hoá thành thần linh và có sự tích hợp với Phật giáo để phát triển và tồn tại.

          Từ chỗ thờ các nữ thần mà hiện thân của nó là các hiện tượng tự nhiên như mây; mưa; sấm chớp; người Việt đã thờ phụng các vị nữ thần cai quản các vùng không gian. Dần dà; tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện. Như vậy; tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát triển từ các hình thức sơ khai đến các hình thức phát triển cao là Mẫu tam phủ; tứ phủ.

          Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là một hệ thống có lớp lang tương đối nhất quán gồm:

          – Ngọc hoàng

          – Tam toà thánh mẫu

          – Ngũ vị tương quan

          – Tứ vị chầu bà

          – Ngũ vị hoàng tử

          – Thập nhị cô nương

          – Thập nhị vương cậu

          – Quan ngũ hổ

          – Ông lốt (rắn)

          Hệ thống điện thần ấy gồm các nhiên thần và nhân thần; trong đó có khá nhiều nhân vật lịch sử – văn hoá của dân tộc. Đáng chú ý là nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo; người anh hùng dân tộc nay đã được hội nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu; trở thành vua cha như một câu ngạn ngữ: Tháng Tám giỗ Cha; tháng Ba giỗ Mẹ.

          Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng; tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể. Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các huyền thoại ; thần tích; các bài văn chầu; các truyện thơ nôm; các bài giáng bút; các câu đối; đại tự. Bên cạnh đó; nói đến tín ngưỡng thờ mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc; hát chầu văn; hát bóng; múa bóng; hầu bóng và lên đồng.

          Khi nhìn nhận tín ngưỡng thờ Mẫu; không thể không chú ý đến hiện tượng lên đồng. Về bản chất; lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thần; của đạo mẫu và các ông đồng; bà đồng để cầu sức khoẻ; cầu may mắn; cầu tài lộc. Đó là một trong những hiện tượng sa man giáo phổ biến rộng khắp trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Trong hoạt động này; những khía cạnh mê tín rất dễ bị khai thác; đẩy con người tới mức cuồng tín; có thể gây nguy hiểm và thiệt hại cho tín đồ; cộng đồng…

          Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được phụng thờ ở các di tích mà dân gian gọi là phủ; đền; điện. Gắn với các nhân vật phụng thờ và các di tích này là một lễ hội. Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu giống như các lễ hội khác trên những nét cơ bản.

 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng:

          Là một từ Hán; thành hoàng có nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành; nếu hào có nước sẽ gọi là trì (thành trì). Thành hoàng làng là một vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể. Tục thờ vị thần bảo trợ thành quách – tức thần thành hoàng đã có từ Trung Quốc từ xưa; nói như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục là có từ thời Tam Quốc. Dấu tích của việc thờ cúng này ở Trung Quốc người ta hay nhớ tới sự kiện năm 550; Mộ Dung Nghiễm thờ thần thành hoàng.

Ở Việt Nam thời Bắc thuộc; Lý Nguyên Gia; sau đó là Cao Biền đã coi thần sông Tô Lịch làm thần thành hoàng thành Đại La. Ở kỉ nguyên độc lập; các vương triều như Lý; Trần; Lê vẫn duy trì tục thờ thần thành hoàng của thành Thăng Long. Nhà Nguyễn cho xây các miếu thờ thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ thành hoàng ở kinh đô Huế.

          Trong khi đó; thành hoàng được phụng thờ ở các làng quê lại là một dòng chảy khác của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Với người dân ở cộng đồng làng xã; vị thần thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi một làng quê có một vị thánh của mình: trống làng nào làng ấy đánh; thánh làng nào làng ấy thờ.

Với các vương triều; vị thành hoàng làng được xem như một viên chức thay mặt triều đình; nhà vua coi sóc; chăm nom một làng quê cụ thể; bởi “viên chức” này do nhà vua đưa về các làng quê bằng một quyết định cụ thể: sắc phong (còn gọi là sắc thần). Các vương triều khác nhau sẽ các sắc phong thần khác nhau. Một vị thành hoàng có thể có nhiều sắc phong khác nhau của các triều đại khác nhau. Ngay một triều đại cũng có thể phong sắc nhiều lần cho một vị thần; nhưng số mĩ tự thì lần sau bao giờ cũng gia tăng hơn lần trước.

Trong sự phát triển của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng đáng chú ý là sự kiện năm 1572 (Hồng Phúc nguyên niên) nhà Lê sai Hàn lân viện đông các đại học sĩ; tiến sĩ Nguyễn Bính san định lại thần tích các vị thần ở các làng quê; do dân quê khai báo nộp về cho triều đình. Như thế; dưới ảnh hưởng của Nho giáo; Nguyễn Bính đã biên soạn lại các thần tích cho thành hệ thống.

Cần lưu ý là các lời khai của dân gian thực chất là quá trình sáng tạo của dân gian để nhằm thiêng hoá nhân vật được phụng thờ. Toàn bộ vốn văn hoá mà người có được sẽ được dùng trong quá trình sáng tạo này. Thành thử; trong thần tích các vị thần có nhiều lớp văn hoá từ các mảnh vụn của thần thoại đến văn hoá Nho giáo; phật giáo; Đạo giáo… Dưới bàn tay của Nguyễn Bính; thần tích- bản sáng tạo này của dân gian được nhào nặn dưới ánh sáng của tư tưởng Nho giáo.

Văn bản cố định này được đưa về các làng quê lưu giữ trong đình làng. Và một lần nữa thần tích lại được sinh thành trong dân gian; bằng lời kể và trí tưởng tượng dân gian nhưng khởi phát của quá trình sinh thành này lại bắt đầu từ các nhà nho – nhân vật sáng tạo văn hoá ở các làng quê.

Trong các thành hoàng làng được thờ phụng; có rất nhiều các nhân vật lịch sử – văn hoá. Có các vương triều hoặc người dân ở các làng quê đều đưa những nhân vật lịch sử – văn hoá vào làm thành hoàng làng. Nói cách khác; các nhân vật lịch sử – văn hoá của dân tộc có sự hoá thân vào các thành hoàng làng.

Thành hoàng làng ở các làng quê được thờ phụng trong đình làng và nghè (hay miếu tuỳ cách gọi của từng địa phương) như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã ghi: Đình là nơi thờ vọng; miếu là nơi quỷ thần bằng y. Thành hoàng của người Việt ở Nam Bộ chỉ có một thiết kế thờ phụng mà không có nghè (hay miếu).

 Thành hoàng là nhân vật trung tâm của một sinh hoạt văn hoá mà dân các làng quê cũng như các nhà nghiên cứu dân gian gọi là lễ hội. Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của làng. Nói cách khác; thành hoàng như một thanh nam châm hút tất cả các sinh hoạt văn hoá ở các làng quê để trình diễn trong một hay vài ngày tuỳ theo diễn trình ngày hội. Đối với người dân; thành hoàng là chỗ dựa tinh thần; nơi gửi gắm niềm tin cho họ; giúp qua những khó khăn của cuộc đời đầy sóng gió.

 Tín ngưỡng phồn thực:

           Thực  chất của tín ngưỡng phồn thực là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật; lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm trong cơ tầng văn hoá Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên khác nhau giữa các vùng; do sự ảnh hưởng của văn hoá Hán nhiều hay ít.

          Với người Việt; dấu vết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho chúng ta thấy nó từng có mặt từ thời xa xưa. Tượng linga; yoni bằng đất nung tìm thấy ở di tích Mả Đống (Hà Nội); tượng người bằng đá có linga to quá cỡ ở Văn Điển; tượng nam nữ giao hợp trên nắp thạp đồng Đào Thịnh…chính là bằng chứng cho thấy sự gắn bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân nơi đây.

          Sau này; một số vương triều do ảnh hưởng của văn hoá Hán đã đàn áp các dâm và dâm thần. Tuy nhiên; tín ngưỡng này chỉ tự giải thể mà không hề mất đi; nó hội nhập và đan xen với các loại hình văn hoá nghệ thuật khác.

          Trong nghệ thuật; tranh dân gian Đông Hồ có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tín ngưỡng này. Đó là bức tranh hứng dừađánh ghen. Điêu khắc đình làng của một số ngôi đình như đình Đông Viên (Ba Vì – Hà Nội); đình Phùng (Đan Phượng – Hà Nội); đình Thổ Tang (Phú Thọ); đình Đệ Tứ (Nam Định) còn khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen; hay đùa giỡn với nhau với cơ thể trần đầy gợi cảm.

          Trong văn học dân gian; số lượng câu đố mà người ta cho là đó tục giảng thanh; đố thanh giảng tục chính là lưu thanh còn sót lại của tín ngưỡng phồn thực thời xa xưa. Trong văn học thành văn; từ Nguyễn Du đến Hồ Xuân Hương đã có những tác phẩm đầy tinh thần nhân văn khi vẽ lên những dáng vẻ đẹp đẽ; khoẻ mạnh của cơ thể con người.

          Đáng lưu ý là sự tồn tại của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền. Nhân vật phụng thờ của lễ hội cổ truyền một số làng quê chính là biểu tượng của phụng như Phật Thạch Quang theo truyền thuyết là con Man nương và nhà sư Khâu đà la gửi vào cây dâu; cũng là một linga bằng đá. Tín ngưỡng phồn thực tồn tại đậm đặc nhất là ở các trò diễn; trò chơi của một số lễ hội cổ truyền.

Có thể kể đến những trò diễn gợi bóng phảng phất tín ngưỡng này như trò chen của lễ hội làng Nga Hoàng (nay thuộc Bắc Giang); trò tắt đèn đêm giã La (Hà Nội); những trò diễn mô phỏng lại hành vi giao phối bằng các biểu tượng như trò múa mo ở  Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội ; trò múa gà phủ; múa tùng dí; trò bắt trạch trong chum ở làng Vân Trưng (Vĩnh Phúc) hoặc trong các lễ hội vùng Phong Châu (Phú Thọ).

          Qua biến thiên lịch sử; dâu bể cuộc đời; tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hoá trong văn hoá Việt Nam.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 201 5 -201 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 201 5 -201 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
 SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠOĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC ...
HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ MỘT PHƯƠNG DIỆN ÍT NGƯỜI BIÊT CUA NỂN VĂN MINH MỸ
No img
HÀNH HÌNH KIỂU LINSƠ MỘT PHƯƠNG DIỆN ÍT NGƯỜI BIÊT CUA NỂN VĂN MINH MỸAi cũng biết giống người da ...
TỘI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
No img
TỘI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN"Dưối sự bảo trợ của nưốc Pháp, xứ Đông Dương đang theo đuổi một ...
Đề thi mẫu quốc gia MÔN NGỮ VĂN kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 – BỘ GIÁO DỤC ĐT
Đề thi mẫu quốc gia MÔN NGỮ VĂN kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 – BỘ GIÁO DỤC ĐT
CÓ ĐÁP ÁN (Đề thi mẫu quốc gia kì thi tốt nghiệp & đại học năm 2015 - BỘ GIÁO ...
Tiếng anh 12_Đề chính thức 2016
Tiếng anh 12_Đề chính thức 2016
Khi tự nhìn nhận cuộc sống của mình đã hoàn hảo, không còn mục đích lớn lao gì nữa thì ...