Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
GIAO TUYẾN 2 MẶT PHẲNG TRONG HÌNH CHÓP CÓ ĐÁY LÀ TỨ GIÁC
Phương pháp tìm giao tuyến: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng là tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng. Để tìm điểm chung của hai mặt phẳng chúng ta tìm giao điểm của hai đường thẳng cùng thuộc một mặt phẳng.
Các lưu ý quan trọng để học tốt hình học không gian.
Các bài giảng liên quan cần thiết
- Giao tuyến 2 mặt phẳng của hình chóp đáy là tam giác
- xem ví dụ tìm giao tuyến sách bài tập hình học 11 cơ bản
Bài tập 1: Trong mặt phẳng (P) cho tứ giác ABCD. Có AB cắt CD tại E. AC cắt BD tại F. S là một điểm không thuộc (P)
- Tìm giao tuyến 2 mặt phẳng ( SAB ) và (SCD)
- Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAC ) và (SBD)
- Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( SEF) với các mặt phẳng (SAD), (SBC)
Bài giải
Bài tập 2: Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. O là điểm bên trong hình bình hành (O không trùng với tâm của hình bình hành), S là một điểm không thuộc mặt phẳng (P). M là 1 điểm nằm trên SO. I, J là trung điểm của cách cạnh BC, CD. Tìm giao tuyến của
- (SMI) và các mặt phẳng của hình chóp SABCD
- (SMJ) và các mặt phẳng của hình chóp SABCD
Bài giải
Bài tập áp dụng tìm giao tuyến 2 mặt phẳng
Bài tập 1: Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD tâm O. S là một điểm không thuộc mặt phẳng (P). Gọi M, N, P lật lượt là trung điểm của BC, CD, SO. Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( MNP) với các mặt phẳng sau của hình chóp SABCD
Bài tập 2: Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. S là một điểm không nằm trên mặt phẳng M,N lần lượt là trung điểm của SB, SD. P là một điểm nằm trên cạnh SC. SP > PC. Tìm giao tuyến của (MNP) với các mặt phẳng của hình chóp SABCD
Bài tập 3: Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O, lấy M, N trên cạnh SA, SB sao cho BM =1/4 SB, SN = 2/3 SA. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (OMN) với các mặt phẳng của hình chóp SABCD.
Bài tập 4: cho hình chóp SABCD đáy là hình thang có đáy lớn AD trên cạnh SA lấy trung điểm I, trên cạnh SB lấy điểm K sao cho SK = 2KB, trên cạnh SD lấy điểm J sao cho SJ = 4JD. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (IJK) với các mặt phẳng trong hình chóp SABCD
Bài tập 5: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành gọi E,F,K lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, DC, SA. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (EFK) với các mặt phẳng của hình chóp
Bài tập 6: cho hình chóp SABCD có M, N là trung điểm SA, SD, G là trọng tâm tam giác ABC. Tìm giao tuyến của (MNG) và các mặt phẳng trong hình chóp SABCD
Để lại một bình luận
1 Bình luận on "Tìm giao tuyến 2 mặt phẳng ( Hình học 11)"
[…] Xem thêm ví dụ minh họa tìm giao tuyến của hai mặt phẳng […]