Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
THƯ GỬI ÔNG UTƠRÂ
BIARIT, ngày 16 tháng 10 năm 1919
Ông Utơrây,
Đang nghỉ mát xa Pari, mãi tối hôm nay tôi mối được tin về các cuộc thảo luận của Nghị viện ngày 18 tháng 9, ở đó, ông đã công kích tôi kịch liệt và thô bỉ. Tôi không hơi đâu nêu ra đây những lòi thoá mạ từ miệng ông phun ra, nếu không vì trong khi công kích tôi, thì đồng thời ông cũng đã công kích tờ nhật báo đáng tôn kính đã rộng lượng dành những cột báo cho bài viết gần đây của tôi.
Các bài viết của tôi đều có ký tên, và tôi đàng hoàng đòi cho riêng mình trách nhiệm về các bài báo đó. Ông hiểu rằng một tò báo Pháp xứng đáng vối cái tên của nó phải tiếp nhận một cách vô tư mọi sự thật, bất kể từ phía nào tối, dù những sự thật đó làm phật ý những kẻ bị vạch mặt. Trong các bài viết của mình, tôi không có những giả thiết vô căn cứ, tôi chỉ đưa ra những sự việc chính xác mà ông đều biết và ông đã không tranh cãi, vì ông không thê tranh cãi nối.
Trong những đỉều kiện như vậy, không phải tôi định bút chiến vối ông, tôi chỉ muốn nhã nhặn và ôn hoà đặt ra cho ông vài câu [1] hỏi. Tôi sẽ tránh không nổi nóng la lối chửi rủa, đáp lại sự thô tục bằng sự thô tục, vì như vậy là tự hạ giá mình: không phải hễ cứ ném được bùn lên địch thủ là mình có lý đâu.
Trưốc hết, ông đã nói và nhắc lại rằng tôi bị truy nã bên Đông Dương vì các hoạt động chống Pháp. Này! Xin ông hãy cho tôi biết là vào lúc nào, do toà án nào, và hoạt động chống Pháp đó là gì?
Đó là câu hỏi đầu tiên. Nếu ông không thê trả lời câu hỏi trên cho thoả đáng, nghĩa là có bằng cứ chứng minh, thì cho phép tôi hỏi ông rất nhã nhặn rằng kẻ nào trong hai ta, người vu khống hay người bị vu khống, xứng đáng vối danh hiệu thằng khôn nạn? Tôi rất muôn chọn cho ông một tính ngữ đúng vối đặc tính của ông mà không làm ông phật ý, nhưng tôi không tìm thấy trong từ vựng tiếng Pháp những từ nào khác thật thích đáng ngoài từ thằng nói láo, và tôi buộc phải nói vối ông, không chút thù hằn và sợ hãi, mà thẳng thắn và mặt đốĩ mặt, rằng ông đã nói láo, rằng ông là một thằng nói láo.
Tôi đoán trưốc được chiến thuật của ông và tôi làm cho nó mất hiệu lực ngay từ đầu: ông đừng trốn nấp đằng sau thái độ trịch thượng và khinh bỉ. Nhân cách của ông và của tôi đều không liên quan gì đến vấn đề này: đây chỉ là việc xác minh sự thật và chỉ có sự thật mà thôi.
Bây giò tôi nói thêm: giá như tôi đã bị truy nã hay bị kết án đi nữa ở bên Đông Dương về cái mà bọn thực dân Pháp vô liêm sỉ gọi là chống Pháp thì tôi cũng chang có gì phải hổ thẹn, trái lại tôi còn tự hào về việc đó: vì đốĩ vối bọn thực dân, chống Pháp có nghĩa là công khai tô” cáo những ý định vô nhân đạo và những hành động chúng không dám thú nhận, những ý định làm tổn thương nghiêm trọng đến danh tiếng tốt đẹp của nưốc Pháp cao thượng và phản lại một cách bỉ ổi những lý tưởng cao cả về tự do và công lý mà toàn thế giối nhìn nhận ở nưốc Pháp.
Vâng, thưa ông Utơrây, có nhũng lời kết án làm vẻ vang chứ không làm ô nhục. Ông có những ví dụ về điều này trong mọi thòi đại và ồ mọi nưốc, ông có thể tìm được dễ dàng những ví dụ đó ngay trong lịch sử nưốc Pháp. Những hoạt động chông Pháp! Không ai mắc lừa nữa đâu! Đã đến lúc phải kiếm những lý do khác thôi!…
Ông lại nói tiếp rằng: “Vối tư cách đại biểu Đông Dương, tôi không thể chấp nhận trong Nghị viện này dư luận cho rằng xứ Đông Dương bị nưốc Pháp ngược đãi và ngưòi An Nam không được hưởng mọi quyền tự do phù hợp vối sự phát triển chính trị của đại chúng. Đông Dương dưối sự che chồ của nưóc Pháp đang đi theo sô phận của nó trong hoà bình, và chứng cố hùng hồn nhất rằng nó hạnh phúc, thưa các Ngài, các Ngài đã từng được chứng kiến qua nhiệt tình của người An Nam sang bảo vệ nưốc Pháp trong cơn nguy biến”[2]
Ông đại diện cho ai. Phải chăng là cho hai mươi triệu người An Nam không hề biết ngay cả tên của ông, trừ vài công chức hay vài tên xin xỏ hay là cho một nhúm cử tri của ông ồ Nam Kỳ?
Đừng nói là xứ Đông Dương bị nưốc Pháp ngược đãi, mà phải nói là nó bị những người Pháp xấu sống bám vào nó ngược đãi; hai việc ấy không phải là một. Ông có nắm được sự khác biệt đó hay không?
Vì ông đã nói đến tự do và hoà bình trong câu dẫn ồ trên, vậy cho tôi hỏi ông rằng: sau khi so sánh vối chê độ báo chí do đạo luật ngày 29 tháng 7 năm 1881 quy định, liệu ngưòi ta còn có thê chống chê được nữa không rằng chế độ báo chí bản xứ do sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1918 và các điều khoản 214 đến 217 của Luật hình An Nam mối ban hành (Journal officiel de l’Indochine – Française6, số ngày 1 tháng 8 năm 1917) không phải là một chế độ hoàn toàn khoá miệng và bưng bít sự thật và vì vậy, nó không xác nhận từ đầu đến cuốĩ những điều tôi đã nói về nạn nhồi sọ dân da vàng trong bài báo của tôi mà nhân đó ông đã nham hiểm cáo giác tò Le Populaire1 trưốc Nghị viện.
Xin ông hiểu cho rằng, tôi không làm cái việc cãi nhau vối ông về ngôn từ: tôi đưa ông trồ về vối các văn bản. Ông nhồi sọ dân da vàng chúng tôi, như bọn Đức đã từng cô” nhồi sọ những ngưòi da trắng trong vùng Ácđ) nhưng vô hiệu và xin ông nhố cho rằng, trong sô” cộng tác viên của chúng, có một trong sô” các bạn đồng nghiệp cũ của ông ồ các cơ quan dân sự các thuộc địa, anh ta là học trò được cấp bằng của Trường Thuộc địa. Ái chà! Ông thích viện dẫn các hoạt động chông Pháp! Thì đấy, vả lại là những thứ chính công.
Khôn ngoan hơn là ông hãy im đi, đừng nói về việc sử dụng ngưòi An Nam trên đất Pháp. Phải chăng khi Chính phủ tham khảo ý kiến của tưống Pennơcanh và một tưống khác về vấn đề này thì ông đã kiên quyết chống lại việc thi hành bản dự án, cho rằng dự án không thể thực hiện được, rằng bên đó không đủ lính An Nam để bảo vệ Đông Dương, vân vân và vân vân… Ông sợ đồng bào tôi, trong thời gian ồ Pháp, không khỏi không so sánh thái độ kiêu căng của những người Pháp ở Đông Dương vối sự nhã nhặn tuyệt vời và phép lịch sự cao quý của những ngưòi Pháp chân chính trên đất Pháp. Uy thê” của bọn thực dân trưốc đã, sau đó mối đến Tổ quốc, có phải vậy không?
Còn về vấn đề hoà bình, tôi bỏ qua cho ông rất nhiều sự việc khác, và không phải là những việc nhỏ đâu, tôi chỉ xin hỏi: liệu ông có thế phủ nhận hai sự việc lốn xảy ra trong chiến tranh không ? Đó là mưu toan nổi dậy của Duy Tân, sau đó, ông vua khôn khổ mất nưốc bị đày ra đảo Rêuyniông8, và việc người An Nam chiếm tỉnh Thái Nguyên9. Ông bảo xứ Đông Dương đang đi theo sô” phận của nó một cách yên ổn. Phải chăng ông không nhìn thấy rằng, ngay trong cái cung điện Huê cũ kỹ và tốĩ tăm, mà cuộc sông tù hãm, trụy lạc đã nhấn chìm những người sông trong đó vào sự nhu nhược, đến nỗi họ dửng dưng trưốc mọi việc diễn ra bên ngoài, cũng [3] không phải không có ý định hưống sô” phận đất nưốc theo cách khác mà ông chẳng thích. Điều đó chứng tỏ rằng, ngưòi ta đã chán ngấy những cung cách tàn bạo mà ông là kẻ biện hộ.
Ông đã viện dẫn ông Anbe Xarô và tất cả những người An Nam suốt ba mươi năm nay đã nuôi sống ông như một con mọt ngân sách bằng những khoản thuế do họ đóng góp, mà ông không biết.
Ông hãy tỉnh ngộ đi, ông Anbe Xarô đôi vối tôi không xa lạ gì. Giữa các ý kiến của ông và của ông Anbe Xarô có cả khoảng cách của hai đốĩ cực. Trong dân chúng An Nam, người ta đồn rằng ông dòm ngó cái ghê toàn quyền Đông Dương và họ run sợ khi nghĩ đến tai hoạ mà Chính phủ “mẫu quốc” sẽ gây ra một cách vô ý thức cho dân An Nam nếu cử ông làm người kế vị ông Anbe Xarô.
Tôi đã có ý kiến về chính sách cai trị của ông Xarô khi tôi tuyên bô” hoàn toàn ủng hộ những lời phát ngôn của vị nghị sĩ xã hội đáng kính Mariuýt Mutê được tất cả đồng bào tôi rất yêu mến và kính trọng: yêu mến và kính trọng chỉ vì ông ta bênh vực sự nghiệp chung của nưốc chúng tôi, ông ta không có và không bao giờ như ông, cứ muôn có những quan hệ với chính quyền thuộc địa đã cho phép ông có thể mua chuộc vài công chức và vài tên An Nam quen thói xin xỏ, bằng những ân huệ nhỏ mọn.
Sau những văn bản và sự kiện cụ thể tôi nêu ra ồ trên, liệu ông có còn tiếp tục khăng khăng rằng các công dân Mutê và Lôngghê đã nói những điều sai trái nữa hay thôi?
Xin chào ông.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp.
Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
[1] Có hai bản Thư gửi ông Utơrây: một bản đăng báo Le Populaire, ngày 14-10-1919; một bản đề ngày 16-10-1919, lưu tại Kho lưu trữ quốc gia Pháp. Nội dung cơ bản giống nhau, nhưng bản đề ngày 16-10-1919 dài hơn, phong phú hơn.
[2] Chỉ những người Việt Nam bị bắt đi lính chiến và lính thợ sang Pháp và một sô” thuộc địa của Pháp, tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
[3] Tên một quận ở miền Đông Bắc nước Pháp, bị Đức chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!