Thói hư tật xấu của người Việt theo Phan Bội Châu

Tính ỷ lại (Phan Bội Châu – Cao đẳng quốc dân 1928)

Tục ngữ có câu rằng Tháp đổ đã có Ngô xây – Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô không sang thì vạn tuế thiến thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bù nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại.

Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thì có gánh gì không cất nổi. Nhưng tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo, thím Lục lại ỷ có anh Cột, cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm.

Quá tin ở những điều viển vông (Phan Bội Châu – Cao đẳng quốc dân 1928)

Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần; kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu…

Tư tưởng gia nô (Phan Bội Châu – Cao đẳng quốc dân 1928)

Xem lịch sử nước ta tư xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế. Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẳng thân giá (2) lại còn gì.

Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi . Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý.

Phận con hầu thằng ở, được đôi miếng cơm thừa, canh thải, đã lấy làm hớn hở vênh vang; tối năm (3) đứng đầu ruộng mới được bát cơm ăn, suốt đêm ngồi bên bàn khung cửi mới được tấm áo mặc, mà mở miệng ra thì “cơm vua áo chúa”; đồng điền này, sông núi nọ mồ hôi lẫn nước mắt cày cấy mở mang, nhưng mà “chân đạp đất vua”, lại giữ chặt một hoạt kê vô lý (4). Cái tư tưởng gia nô! Cái trí thức gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại, bắt ta phải gông đầu khoá miệng, xiềng tay xiềng chân, chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp.


(1) thêm vào đó

(2) giá trị con người

(3) quanh năm

(4) đại ý: Tự mình làm ra mà lại bảo là do ơn người khác, thật là câu chuyện buồn cười

Thói hư tật xấu của người Việt dưới cách nhìn của các nhà văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. 

Vương Trí Nhàn.Thể thao & Văn hóa 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Mê muội hưởng lạc
Mê muội hưởng lạc (Nguyễn Trường Tộ, tám việc cần làm gấp, 1867) Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than vãn, thế mà đến sòng bạc thì cầm ...
Chuyên mụcThói hư tật xấu người Việt
no img nhan thanh
Gánh nặng tăng theo dân số (Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề nông dân VN ở Bắc Kỳ năm 1939)
Gánh nặng tăng theo dân số(Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề nông dân VN ở Bắc Kỳ năm 1939) Tính thiếu lo xa, sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây thơ vào sự cứu giúp của may rủi ...
Chuyên mụcThói hư tật xấu người Việt
no img nhan thanh
Trăm sự đều do lỗi ở giáo dục (Phan Khôi, Trung Lập, Sài Gòn, năm 1930)
Trăm sự đều do lỗi ở giáo dục(Phan Khôi, Trung Lập, Sài Gòn, năm 1930) Xứ ta lâu nay việc giáo dục rất bơ thờ(1). Những trường học dạy cho biết ba cái chữ không đủ gọi là giáo dục được. ...
Chuyên mụcThói hư tật xấu người Việt
no img nhan thanh
Vụng nói chuyện (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914)
Vụng nói chuyện (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914) Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện ...
Chuyên mụcThói hư tật xấu người Việt
no img nhan thanh
Thói hư tật xấu người Việt: Học để kiếm gạo theo nhà nhà hóa Phan Bội Châu
Học để kiếm gạo (Phan Bội Châu, Lời hỏi các bạn thanh niên, 1928) Đi học để kiếm gạo (1), tệ hại lớn lắm. Vì cốt kiếm gạo thời cái mục đích đã dở hoặc nhân vì mục đích đó mà ...
Chuyên mụcThói hư tật xấu người Việt
Sách và tư liệu
Phần 1_Dao động cơ_Đề_Những câu lý thuyết Vật lý khó và hay trong các đề thi gần đây
Phần 1_Dao động cơ_Đề_Những câu lý thuyết Vật lý khó và hay trong các đề thi gần đây
Các em nên tự làm hoặc đọc một lượt phần đáp án để giải đáp những vấn đề mình thắc ...
Thiện bất chuyên mỹ – Đắc Nhân Tâm
No img
Thiện Bất Chuyên MỹNhững ý kiến mà bạn tự kiếm thấy, có phải bạn tin hơn là những ý mà ...
THƯ GỬI CÁC BẠN CÙNG HOẠT ĐỘNG Ở PHÁP
No img
THƯ GỬI CÁC BẠN CÙNG HOẠT ĐỘNG Ở PHÁPCác bạn thân mến,Bao lâu nay chúng ta làm việc với nhau.Mặc dầu ...
Kiến thức toán cần thiết cho Vật lý 12 luyện thi đại học
Kiến thức toán cần thiết cho Vật lý 12 luyện thi đại học
Không có kỹ năng toán không thể hiểu đủ được Vật lý
Đề khảo sát THPT Quốc Gia Thanh Hóa
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...