Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Thị trường tiền tệ
Cầu tiền tệ (Demand for money)
Là toàn bộ lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thoả mãn nhu cẩu trao đổi; thanh toán và tích luỹ giá trị.
❖ Những động cơ chủ yếu của việc giữ tiền
- Động cơ về giao dịch (Transactions motive)
Do thời điểm thu chi về tiền của các tác nhân kinh tế lệch nhau do đó cần phải giữ tiền để giao dịch.
Số lượng tiền cần giữ để giao dịch thường đúng bằng lượng giá trị hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho cuộc sống và cho các trao đổi trong một thời gian đây là lượng tiền thực tế (Mr) và nó được xác định bằng lượng tiền danh nghĩa (Mn) chia cho mức giá chung (P) theo công thức:
Mr = Mn/ p
- Động cơ về dự phòng (Precantionary motive)
Trong một thế giới bất định; thường người ta giữ tiền vì động cơ dự phòng. Chúng ta quyết định giữ trước một khoản tiền để đáp ứng những chi tiêu bất thường mà chúng ta không thể nào lường hết được. Việc dự phòng một số lượng tiền chù yếu nhằm đáp ứng hai mục đích một là dự phòng để có thể chờ đón được những khoản lời bất ngờ; hai là để chi phí cho những rủi ro bất thường.
- Động cơ về tài sản (Assets motive)
Để hiểu vấn để này; chúng ta hãy thử xem một cá nhân dù giầu hay nghèo quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng nào? (1) Tiển mặt; (2) Tài sản tài chính; (3) Tài sản thực.
Mỗi loại tài sản sinh ra một mức lãi suất khác nhau và đồng thời nó cũng có tính rủi ro khác nhau. Con người không thích rủi ro; họ không muốn tài sản của họ bị mất mát. Để giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi ích cao nhất; họ sẽ giữ tài sản của họ ở nhiều dạng khác nhau đảm bảo tính an toàn cao hơn. Mặc dù tính trung bình danh mục đầu tư này sẽ kiếm được
một tỷ lệ lợi tức thấp hơn; song giúp chúng ta tránh được những thảm hoạ khốc liệt không lường trước.
- Lý thuyết về cơ cấu đầu tư (Portfolio theory)
Công trình của hai nhà bác học được giải thưởng Nobel là Harry Markowitz và James Tobin; mô tả cách mà các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ gửi của cải của minh vào một cơ cấu gồm các loại đầu tư như thế nào.
Nội dung của lý thuyết này là nó giả định rằng; mọi người đểu thích thu được lợi nhuận cao từ các tài sản nhưng lại không thích những tài sản nhiều rủi ro; vì vậy những người tiêu dùng tối đa hoá thoả dụng của mình sẽ dàn trải của cải của họ (đa dạng hoá cơ cấu đầu tư) vào nhiẽu tài sản có độ rủi ro khác nhau.
Lý thuyết này phân tích cách thức những nhà đầu tư ghét rủi ro phân phối của cải của mình; theo một nguyên tác quan trọng là phai đa dạng hoá đầu tư giữa các tài sản khác nhau; nghĩa là “chớ nên cho tất cả trứng vào một cái giỏ”. Vì vậy một cơ cấu đầu tư tốt nhất thường bao gồm cả những tài sán rủi ro ít và những tài sản rủi ro nhiều.
❖ Hàm cầu tiền tệ ( MD )
Hàm cầu đơn giản về tiền tệ có dạng:
MD = k.Y – h.i = L(i;Y)
Trong đó:
k: là độ nhậy cảm của Y và cầu tiền (MD) tức Y tăng (giảm) thì MD tăng (giảm) là bao nhiêu?
h: là độ nhậy cảm của lãi suất với MD; nghĩa là nếu lãi suất tãng hoặc giảm 1% thì MD sẽ giảm hoặc tăng bao nhiêu?
i: là lãi suất ( % )
Như vậy: kY phản ánh nhu cầu tiền giao dịch; h.i: phản ánh nhu cầu tiền tích luỹ.
Tóm lại: Phương trình này cho biết yếu tố nào quyết định số dư tiền tệ thực tế (real money balances) mà dân cư muốn giữ. Đồng thời cũng nói lên số dư tiền tệ thực tế tỷ lộ thuận với thu nhập thực tế và tỷ lệ nghịch với lãi suất.
Đường cầu tiền có độ dốc xuống vì lãi suất là chi phí của việc giữ tiền; nên lãi suất cao làm giảm cầu về số dư tiền tệ thực tế.
- Cung tiền tệ (Money supply)
Là tổng lượng tiền trong lưu thông: gồm tiền trong dân giữ; tiền trong hệ thống ngân hàng; cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng
♦ Các chỉ tiêu khốỉ lượng tiền tệ
Vì tiền là một lượng tài sản được sử dụng vào mục đích trao đổi; khối lượng tiền tệ là lượng tài sản đó. Trong một nền kinh tế phức tạp của chúng ta hiện nay thì phải tính khối lượng tiền tệ như thế nào? Chúng ta không thể trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng; VI không có tài sản duy nhất nào được sử dụng cho mọi giao dịch. Mọi người có thể sử dụng những tài sản khác nhau để giao dịch; mặc dù một số tài sản tiện lợi hơn so với các tài sản khác. Tính chất không rõ ràng đó dẫn đến tinh trạng có nhiều chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền tệ.
Tài sản rõ ràng nhất cần đưa vào khối lượng tiền tệ là tiền mật (currency); tức là tổng tiền giấy và tiền đúc hiện có. Phần lớn giao dịch hàng ngày sử dụng tiền mặt làm phương tiện trao đổi.
Loại tài sản thứ hai được sử dụng trong giao dịch là các khoản ký gửi sử dụng séc (checkable depossits) hay tài khoản séc (checking accounts) thường được gọi là tiền ngân hàng (bank money).Trong một nền kinh tế mà phần lớn người bán chấp nhận séc cá nhân thì tài sản dưới dạng tài khoản séc cá nhân này tiện lợi gần như tiền mặt. Trong cả hai trường hợp; tài sản đều tồn tại dưới dạng sẩn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành giao dịch. Do đó; tiền gửi không kỳ hạn được cộng thêm vào tiền mặt để xác định khối lượng tiền tệ…
Vì khó lý giải một cách chính xác loại tài sản nào cần được tính vào thành phần của khối lượng tiền tệ; nên có nhiều chỉ tiêu khác nhau để biểu thị khối lượng tiền tệ. Theo giá trị từ nhỏ đến lớn về giá trị; chúng ta có các ký hiệu: c; M1; M2; M3; L.
Tuỳ thuộc vào tính lỏng của các loại tài sản tức khả năng chuyển đổi nhanh hay chậm ra tiền mặt (C) mà người ta có thể đưa vào: Mị; M2; MV“
Hai chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để nghiên cứu tác động của tiền tệ đối với nền kinh tế là: M1; M2. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không có sự nhất trí nào về việc chỉ tiêu nào phản ánh khối lượng tiền tộ tốt nhất.
Hàm cung cấp tiền tệ
Giải thích vê’ hoạt động của thị trường tiền tệ
Theo lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản; lãi suất điều chỉnh để làm cân bằng thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng lượng cầu về số dư tiền tệ thực tế bằng lượng cung về số dư tiến tệ thực tế.
Sự điều chỉnh của lãi suất tới điểm cân bằng cung cầu về tiền tệ diễn ra vi mọi người tìm cách điều chỉnh tài sản của mình khi lãi suất không đạt mức cân bằng.
Nếu lãi suất quá cao: lượng cung về số dư tiền tộ thực tế vượt quá cầu. Những người có nhiều tiền tệ tìm cách chuyển số tiền không đem lại lãi suất thành tiền gửi ngân hàng hoặc trái phiếu đem lại lãi suất. Ngân hàng và người phát hành trái phiếu – những người thường thích tra lãi suất thấp – phản ứng lại tình trạng dư cung về tiền này bằng cách giảm mức lãi suất mà họ sẩn sàng trả.
Ngược lại: Nếu lãi suất quá thấp; cầu vượt quá cung; mọi người bán trái phiếu hoặc rút tiền ra khỏi các ngân hàng; điều này làm tăng lãi suất.
Tại mức lãi suất cân bằng mọi người đều hài lòng với tài sán bằng tiền và không phải bằng tiền của họ.
Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản hàm ý rằng; sự giảm sút của cung tiền tệ làm tăng lãi suất và ngược lại sự gia tăng cung tiền làm giam lãi suất. Giải thích cho khẳng định này; chúng ta hãy giá định rằng Ngân hàng trung ương cắt giảm mức cung tiền; việc Mn giảm sẽ làm giảm Mn/P vì trong mô hình này chúng ta giả định p không đổi. Cung về số dư tiền tệ thực tế dịch chuyển sang trái (xem hình 4.4); lãi suất cân bằng tăng từ I0 lên l1. Lãi suất cao hơn khiến cho mọi người muốn giữ lượng số dư tiền tệ thực tế ít hơn.
Quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu.
Theo quan điểm của Keynes; hai loại tài sản chủ yếu mà dân chúng muốn dùng để trữ của cải của họ là tiền và trái phiếu. Do vậy tổng số của cải trong nền kinh tế phải bằng tổng số trái phiếu cộng với tiền. Điều này có nghĩa là:
Tài sản = Tiền + Trái phiếu
Tổng cầu về tài sản = Cầu tiền + Cầu về trái phiếu
Wn/P = MD + BD
Tổng cung về tài sản = Cung tiền + Cung về trái phiếu
Wn/P = MS + BS
Thị trường tài sản cân bằng ta có:
MD + BD = MS + BS Hay: MD – MS = BS – BD
Phương trình này nói lên rằng nếu thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng (vế bên trái); thì vế bên phải của phương trình (thị trường trái phiếu) cũng cân bằng. Nhận xét này cho biết thị trường tiền tệ dư cầu thì tương ứng vế trái của phương trình cho biết thị trường trái phiếu dư cung. Lãi suất cân bằng xẩy ra khi đồng thời cả hai thị trường tiền tệ và trái phiếu cân bằng.
Giáo trình kinh tế vĩ mô
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!