Thân cận với bậc thiện trí thức là cách để có hạnh phúc đời thường

Để có hạnh phúc trong đời thường, chúng ta phải gần gũi, thân cận với người tốt. Phật dạy rằng để chúng ta có hạnh phúc trong đời thường. Chúng ta phải thân cận với bậc thiện trí thức

HẠNH PHÚC II

Paṇḍitānañca sevanā
Thân cận với bậc thiện trí thức

Thiện trí thức là người tương phản với người ác. Trí thức mà chúng ta thường hiểu có hai hạng khác nhau là:

  1. Hạng trí thức theo quan niệm của người đời, hạng này khác hơn hạng trí thức trong Phật giáo. Hạng trí thức ấy là những vị học cao hiểu rộng, có bằng cấp to lớn, được tước vị cao sang như bác sĩ hay kỹ sư.
  2. Hạng trí thức theo quan niệm Phật giáo, họ không luôn là người khoa bảng, hay kẻ lục thường tài, mà họ là người hoàn toàn trong sạch không làm tội lỗi do thân, khẩu, ý.

Theo Phật giáo bậc trí thức là bậc có thiện tâm, không phạm vào thập ác, mà có những thái độ như lời Phật dạy trong bộ Pháp Cú Kinh:

Ditthe dhamme ca yo attho

Yo attho samparayiko.

Atthabhisamaya dhiro

Panditoti pavuccati.

Nghĩa là: “Người hiểu lợi ích đời hiện tại, lợi ích đời vị lai và lợi ích cao quí nhất, đó là trí thức”.

Hiểu lợi ích đời hiện tại là không hành theo tà pháp, không làm trái luật của chính phủ, không làm phiền người bên mình, tức là thọ trì giới luật của Phật.

Hiểu lợi ích của vị lai là hiểu rằng đời không bền vững, của không đem theo được xuống mồ, nên không bỏn xẻn, ích kỷ, dám đem tiền của ra giúp đỡ người đời, bố thí cho nhân loại được nhờ.

Hiểu lợi ích cao quí nhất là do tu hành theo Giới-Định-Tuệ trong kiếp hiện tại này để mau giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Lời Phật dạy đó có thể giải một cách thiết thực để chúng sanh tuân hành trì cho đúng bậc thiện trí thức. Bậc thiện trí thức theo Phật ngôn đó phải:

– Phân biệt lẽ phải, lẽ trái.

– Làm phước (bố thí).

– Hiểu rõ nguyên nhân sanh lợi và nguyên nhân sanh tai hại.

Hơn nữa bậc trí thức còn thực hành theo bốn điều lợi ích khác là:

  1. Utthanasampada:siêng năng làm phận sự của mình, một là siêng năng làm công việc có tiền phụng dưỡng mẹ cha, giúp đỡ vợ con và quyến thuộc, việc làm không thuộc về tà mạng và tà nghiệp, hai là siêng năng trau giồi thân, khẩu, ý cho trong sạch.
  2. Arakkhasampada:hết lòng gìn giữ của cải đã có, nghĩa là đừng dễ duôi, dễ mất và tiêu phí tiền của, như cờ bạc, rượu chè v.v.. và gắng lo trì giới hạnh của mình đã có, vì đây là của rất quí báu ta có thể đem về ngày vị lai, đây là của tinh thần.
  3. Kalyānamitta:có bạn lành, nghĩa là nên thân cận với các bậc trí thức, bậc có giới đức trang nghiêm để học thêm các pháp giải thoát.
  4. Sammajivita: nuôi mạng chân chính, nghĩa là không làm gì phạm với luật đời và luật đạo.

Ngoài ra bốn điều lợi ích kể trên, người gọi là trí thức còn phải có hành theo những pháp sau đây:

  1. Saddhā: có đức tin, tin Nhân Quả và Nghiệp.
  2. Sīla: trì giới, người trí thức nếu là người tại gia ít nhất phải có ngũ giới trong sạch, trên nữa là Bát quan trai.
  3. Cāga:biết bố thí.
  4. Pañña: có trí tuệ để nhận định tà, nẻo chánh và biết suy nghĩ thấy rõ ba tướng là vô thường, khổ não và vô ngã.

Trong bộ Chú giải 38 sự Hạnh phúc còn có dạy rằng: phàm người trí thức còn có mười đặc ân để chúng sanh nhận thức được là:

  1. Dhīro:người có trí tuệ và trí nhớ.
  2. Pañña:người có trí tuệ nhận thức rõ rệt vô thường, khổ não, vô ngã.
  3. Bahusutto:người học nhiều hiểu rộng về pháp học, pháp hành và pháp thành.
  4. Dhorayho:người hết lòng tinh tấn hành theo pháp hành là Chỉ quán và Minh sát tuệ.
  5. Sīlava:người có giới đức trong sạch.
  6. Vatavanto:bậc có đức hạnh thanh cao, nếu là bậc xuất gia thì bậc hằng giữ hạnh đầu đà, nếu là cư sĩ thì hành hạnh tri túc.
  7. Ariyo:bậc xa kẻ thù, nghĩa là xa phiền não.
  8. Sumedho:bậc có trí tuệ, nghĩa là người gắng lo bồi đắp thánh tuệ là tuệ giải thoát.
  9. Tadiso:người không rung động, nghĩa là người tin chắc nơi Tam Bảo không có gì làm nao động, mặc dù là miếng mồi cao quí đến đâu.
  10. Sappuriso:bậc có thân, khẩu, ý trọn lành.

Khi thân cận với các bậc trí thức, phải thực hành như thế này thì mới có kết quả:

  1. Đến ở gần bên người.
  2. Ngồi bên người để nghe lời giảng giải của người.
  3. Cố nghe lời giảng giải của người.
  4. Nghe pháp của người.
  5. Cố nhớ pháp của người đã dạy.
  6. Cố suy nghĩ về pháp đã nghe.
  7. Khi suy nghĩ thấy rõ và biết rõ đó là chánh pháp thì nên hết lòng hành theo.
  8. Hết lòng thực hành theo thiện pháp.
  9. Cố hành theo cho 3 điều thanh tịnh phát sanh tức là: Sīlavisuddhi(giới thanh tịnh), Citta-visuddhi(tâm thanh tịnh), Paññāvisuddhi (tuệ thanh tịnh).
  10. Cố hành cho mau đắc đạo quả Niết Bàn.

Sự thân cận với các bậc trí thức có những kết quả sau đây:

  1. Được thông hiểu pháp học, pháp hành và pháp thành.
  2. Được làm ba điều lành là: bố thí, trì giới, tham thiền.
  3. Được giác ngộ sáu điều mà Đức Phật gọi là cao quí: Dassanānuttariya (thấy cao quí), Savanā-nuttariya(nghe cao quí), Lābhanuttariya(được cao quí), Sikkhanuttariya (học cao quí), Paricariyanut-tariya(hầu hạ cao quí), Anusarananuttariya (nhớ cao quí).
  4. Được hành theo các bậc trí thức.
  5. Không sợ có tai hại và oan trái.
  6. Biết rõ đường sanh về nơi an lạc là cõi trời và người biết ác đạo mà lánh xa.
  7. Tự mình được an vui.
  8. Được sự khen ngợi của quần chúng, nhất là của bậc có đạo hạnh thanh cao.
  9. Có tên tuổi tốt đồn đãi đi mọi nơi.
  10. Không bị đọa vào ác đạo.
  11. Được an vui trong kiếp này, và về cõi trời kiếp sau.

Sự thân cận với các bậc trí thức thật là hữu ích, mặc dù chỉ gần các ngài trong một giờ thôi.

Các bậc trí thức ở nơi nào đều đem sự an lành đến nơi ấy. Hơn nữa, các bậc trí thức thường tùy thời cứu nguy cho kẻ khác, như tích của bà hoàng hậu Mallikā, vợ vua Ba Tư Nặc có giải trong bộ kinh Pháp Cú, quyển ba, như sau:

Đêm nọ, đức vua Ba Tư Nặc nghe bốn tiếng la thật to là: “Du, Sa, Na, So”, làm ngài lấy làm kinh sợ. Sáng ngày lâm trào, đức vua cho thỉnh các vị Bà la môn chuyên về đoán điềm lành dữ vào triều kiến và phán hỏi nguyên do.

Các thầy Bà la môn ấy mới tâu rằng: “Tâu đại vương, đây là điềm bất thường, có hại đến ngai vàng và hoàng thượng nữa, nếu ngài không tế thần lửa”.

Cách thức tế thần lửa ấy thật là dã man. Trước hết phải tìm cho đủ một trăm giống thú đực và cái và trăm đồng nhi nam và đồng nhi nữ. Rồi đào một cái hầm thật to, đốt lửa cháy thật hực xong mới giết cả thú và người lấy máu đổ vào lửa.

Đức vua nghe lời bàn tán của chư vị Bà la môn, lấy làm kinh sợ, mới truyền cho phải lập đàn tràng để tế thần lửa. Trong khi sắp làm lễ, thì đồng nhi nam, nữ kinh sợ, la khóc, những con thú bị nhốt cũng gầm thét. Những tiếng ấy làm rung chuyển cả hoàng hung, bà hoàng hậu lấy làm lạ, mới vào hầu vua và hỏi tự sự. Đức vua mới thuật chuyện ấy cho bà nghe, bà mới tâu rằng: “Thật Hoàng thượng không thông minh chút nào cả. Một khi gần bên ta có Đấng Giác Ngộ là Thiên Nhân Sư, là vị đại trí thức, mà không hỏi, lại đi hỏi và tin các thầy Bà la môn ấy”.

Đức vua tỉnh ngộ mới vào hầu Phật và hỏi về bốn tiếng lạ ấy. Đức Thế Tôn dạy rằng: “Bốn tiếng Du, Sa, Na, So ấy là của bọn ngạ quỷ, vốn là quyến thuộc của ngài, chịu đói từ mấy kiếp, đến nay biết ngài sanh làm vua, muốn kêu cầu cứu với ngài, để ngài làm phước hồi hướng phước cho chúng”. Đức vua nghe qua lấy làm trong sạch, khi về đến hoàng cung, truyền thả hết người và thú sắp tế lễ. Tất cả ai ai cũng đều tán dương ân đức của hoàng hậu Mallikā.

Nhắc tích này cho thấy rằng các bậc trí thức hằng đem lợi ích cho tất cả mọi người, con người ác như các thầy Bà la môn, hằng làm cho người kinh sợ, chúng ta nên nhớ rằng không phải là người học nhiều hiểu rộng hay là người khoát ngoài một bộ áo tu mà là trí thức, chúng ta cần phải suy nghĩ và quan sát như những đoạn kinh dạy về thiện và ác để phân biệt ác và thiện.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Làm thể nào để có hạnh phúc đời thường – học thông được luật
Làm thể nào để có hạnh phúc đời thường – học thông được luật
Con người từ xa xưa cho đến hiện nay đều có chung một mục đích tìm kiếm hạnh phúc. Làm thế nào để có hạnh phúc đó là câu hỏi muôn đời. Sau đây xin giới thiệu với các bạn ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Hạnh phúc đời thường của con người
Hạnh phúc đời thường của con người
NGUYÊN NHÂN CÓ PHÁP HẠNH PHÚCHai mươi sáu thế kỷ trước đây, nghĩa là trước khi Đức Thế Tôn thành đạo. Có phong trào tìm hiểu chân lý chung quanh con người và kiếp sống của con người. Các nhà ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Làm thế nào để hạnh phúc đời thường – Nết hạnh tiếp độ con
Làm thế nào để hạnh phúc đời thường – Nết hạnh tiếp độ con
.HẠNH PHÚC XIIPuttasaṅgaho Nết hạnh tiếp độ conTrong các pháp hạnh phúc để có cuộc sống an vui hạnh phúc đời thường. Phật giáo có 38 pháp hạnh phúc mà nhiều người còn gọi là kinh hạnh phúc. Website hoctap24h.vn. ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Cúng dường đến bậc đáng cúng dường
Cúng dường đến bậc đáng cúng dường
HẠNH PHÚC IIIPūjā ca pūjanīyānaṃ Cúng dường đến bậc đáng cúng dườngNhững nhà nông chuyên nghiệp, lúa đã về đến sân nhà xong rồi, ấy cũng chưa phải là xong chuyện, còn phải làm thêm ba việc cần yếu nữa ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Học nhiều hiểu rộng để có hạnh phúc trong đời thường
Học nhiều hiểu rộng để có hạnh phúc trong đời thường
Làm thế nào để có hạnh phúc trong đời thường. Để có hạnh phúc trong đời thường chúng ta phải học nhiều hiểu rộng. Người đời vì phải sinh sống, cần phải nghe và học nhiều để tìm việc làm nuôi ...
Chuyên mục38 Pháp hạnh phúc
Sách và tư liệu
Vật lý 12_Đề số 1 cấu trúc 60-40_tuần 4-tháng 5-2016_có đa
Vật lý 12_Đề số 1 cấu trúc 60-40_tuần 4-tháng 5-2016_có đa
Kết bạn cùng facebook: nhanthanhcs1@gmail.com để được giải đáp
UNIT 14 – RECREATION – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
UNIT 14 – RECREATION – Tiếng anh lớp 11 – Tài liệu cô Cẩm Nhung
 UNIT 14                                    RECREATIONII.            Fill in each blank with one suitable word from the box.recreation      leisure     spectacular     stock      market ...
SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI M. LÔNG
No img
SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI TRIỀU ĐẠI M. LÔNGNgài A. Xarô, vị Bộ trưởng thuộc địa vĩ đại của ...
Đề thi chọn vào lớp chuyên 11A0 – THPT Lương Thế Vinh: 2014-2015
Đề thi chọn vào lớp chuyên 11A0 – THPT Lương Thế Vinh: 2014-2015
Kiến thức lớp 10 sử dụng để đánh giá hs muốn vào khối Lý lớp 11