Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
TẬP DỊCH HAY LÀ KHỔ SAI
Hằng năm, người An Nam phải làm một số ngày không công cho Nhà nước “bảo hộ”. Theo lệ, số ngày ấy định từ 10 đến 30 ngày. Nhưng khi có việc nhiều, chẳng hạn đắp một con đường, hoặc đào một cái lạch, người ta không tuân theo giới hạn quy định đó. Khi không có việc thì người bản xứ lại phải chuộc những ngày tạp dịch của mình, nghĩa là phải trả tiền cho Nhà nước thay cho những ngày không phải đi làm khổ sai không công ấy. Ngoài việc tạp dịch, còn có việc khuân vác. Mỗi lần có một người Pháp qua làng mình là người An Nam phải đi khiêng võng, khiêng đồ đạc cho ông ta, và khiêng cả võng và đồ đạc của những người tuỳ tùng của ông ta nữa. Nhiều khi, cả làng bị động viên đi làm cái việc không công ấy.
Nhưng thôi, tôi nhường lời cho chính người Pháp nói:
Công việc tạp dịch đã và vẫn còn là cơ hội cho người ta lạm dụng vô kể. Thường thì phu tạp dịch chỉ dùng để đắp những đường quanh các toà sứ để vài người Âu dạo cảnh. Tuy nhiên thỉnh thoảng có viên công sứ, tỏ lòng sốt sắng, quyết định làm một công trình quan trọng, như đắp một con đê hay khơi một cái lạch cho dòng nước chảy theo hương khác. Trong trường hợp ấy, viên công sứ chẳng cần chú ý thảo ra một kế hoạch hợp lý, phân chia công việc làm sao khỏi cản trở đến công việc đồng áng; dân chúng phải đổ sức ra làm, và ảnh hưởng thường rất tai hại cho tình hình trong tỉnh.
Mối được tin viên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa sắp sang thăm Đông Dương, người ta đã lấy ngay một vạn người để hoàn thành gấp con đường V.L. để mời Ngài khánh thành.
Mùa hè năm 19… trong lúc nạn đói đang làm cho miền Trung Kỳ phải tiêu điều khổ sở, thì một vạn người An Nam bị lý trưỏng làng họ bắt đi tập trung vét một cái lạch. SỐ dân đông đảo ấy, người ta không dùng hết mà vẫn cứ phải ha xa đồng ruộng của mình hàng tháng giữa lúc hết sức cần thiết họ phải có mặt ồ nhà. Cần chú ý rằng người ta chưa hề tập hợp một đoàn quân đông đảo như vậy bao giờ đê ngăn chặn một thiên tai. Trong thời kỳ kể trên, người ta có thê cứu vốt được những người chết đói khôn khổ ồ Trung Kỳ, nếu người ta tổ chức từ Đà Nẳng trở đi một dây chuyền vận tải để tiếp tế cho các vùng bị nạn đói hoành hành; một vạn người vét lạch có thê phân phôi trong các tỉnh của họ 2.000 tấn gạo trong một tháng.
Công việc đắp đường ồ Đà Nẳng, ồ Trấn Ninh và ồ Lào đã để lại biết bao kỷ niệm xót xa. Người ta lấy phu làm đường trong đám dân đi tạp dịch. Họ phải đi bộ hàng trăm kilômét mối đến được công trường, bị giũ lại nhiều ngày, sống trong những điều kiện ăn ở và vệ sinh thảm hại. Không có tổ chức y tế. Dọc đường, lúc đi cũng như khi về, không có lấy một trạm cho họ nghỉ ngơi, một nơi cho họ trú ẩn. Cơm ăn không đủ, chỉ với một tý cá mắm, nước uống thì uống ngay nước độc kinh khủng ở rừng núi. Bệnh tật, cực nhọc hành hạ tàn tệ đã gây nên chết chóc rùng rỢn.
*
* *
Người ta thay thế chế độ tạp dịch bằng chế độ trưng tập, và giũa hai chế độ chỉ có một điều khác nhau là tạp dịch còn có số ngày hạn định, mà trưng tập thì vô cùng. Chế độ trưng tập đã thoả mãn mọi nhu cầu; nếu nhà đoan cần chuyên chở muối, họ trưng dụng thuyền bè. cần xây một cái kho ư ? Họ bèn trưng tập thợ thuyền và trưng dụng luôn cả vật liệu xây dựng.
Chế độ trưng tập trở thành chế độ phát vãng trá hình một cách vụng về. Bất chấp việc đồng áng, bất chấp cả những ngày hội hè hay những ngày không có nghĩa vụ gì cả, người ta trưng tập cả hàng xã, đưa đến công trường, mà rồi trở về chỉ là phần ít. Không nên kết tội đất đồng bằng hay rừng nhiệt đổi nước độc, mà tội là ở chỗ thiếu thốn cả những nhu cầu đơn giản. Người ta trưng tập nhân công. Người ta làm đủ thứ cần thiết để rút những người lao động rời khỏi mảnh đất của mình, đưa họ đi xa hàng trăm ngàn kilômét, nhưng chang bao giờ tổ chức một tý gì để đưa họ trở về quê quán.
*
* *
Không mấy ai chưa từng nghe chuyện những đoàn phu bị cưỡng bức phải đi Langbiang. Trên đường đi những nơi rừng thiêng nước độc, đến những nơi thần chết đợi chò, ăn uống khổ sở, có ngày không được lấy hột cơm vào bụng, các đoàn ấy bỏ chạy tán loạn hay nổi lên chống lại, thì họ lại bị bọn lính áp giải đàn áp ghê gốm, và xác họ rải khắp nẻo đường.
Một viên quan cai trị được lệnh của chính phủ phải bắt phu cho quân đội ồ Trung Quốc. Viên quan ấy liền cho túm cố hết mọi người bản xứ đang lao dịch hoặc bốc hàng ồ tàu, người ta trói họ lại và quang họ xuống tàu đợi sẵn ồ bến mặc cho họ kêu ca phản đôi, mặc cho vỢ con họ khóc than thảm thiết, uất ức chẳng bao giờ lại được thấy mặt chồng, mặt cha nữa.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!