Sự tồn tại khách quan và lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường

Sự tồn tại khách quan và lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường 

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực  hiện  trên  thị  trường,  thông  qua  quá  trình  trao  đổi  mua  bán.  Quan  hệ  hàng hóa – tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tất nhiên, chịu sự tác động của những quan hệ xã hội nhất định hình thành nên các chế độ kinh tế – xã hội khác nhau. Vì vậy, không thể nói kinh tế hàng hóa là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội nào mà phải hiểu rằng nó là một sản phẩm của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xã hội và đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường. 

ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó, sự tồn tại kinh tế hàng hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan. Những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và tồn tại là: 

Phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta hiện nay. Sự  phát  triển  của  phân  công  lao  động  xã  hội  thể  hiện  ở  chỗ  các  ngành  nghề  ở nước  ta  ngày  càng  đa  dạng,  phong  phú,  chuyên  môn  hóa  sâu.  Điều  đó,  đã  góp phần phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tự nhiên trước đây và thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hơn. 

Hơn  nữa,  phân  công  lao  động  xã  hội  là  cơ  sở  để  nâng  cao  năng  suất  lao động xã hội, nghĩa là làm cho nền kinh tế ngày càng có nhiều sản phẩm đem ra trao  đổi,  mua  bán.  Do  đó,  làm  cho  trao  đổi,  mua  bán  hàng  hóa  trên  thị  trường càng phát triển hơn. 

Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu.

– Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta. Thật vậy, một khi còn tồn tại nhiều dạng sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và về sản phẩm lao động sẽ tạo nên sự độc lập về kinh tế của những ngành chủ  sở hữu  khác  nhau  đó.  Do đó,  các  chủ  thể  kinh  tế trong nền  kinh  tế  khi  cần sản phẩm của nhau tất yếu phải thông qua con đường thoả thuận, trao đổi, mua bán. 

Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định mô hình nền kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế  thị  trường,  có  sự  quản  lý  của  Nhà  nước  theo  định  hướng  xã  hội  chủ  nghĩa (gọi tắt là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Sự lựa chọn đó là xuất phát  từ  những  lợi  ích  của  việc  phát  triển  kinh  tế  –  xã  hội  đem  lại  cho  nước  ta.

Phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta có lợi là: 

– Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì  phải  xã  hội  hóa,  chuyên  môn  hóa  lao  động.  

Quá  trình  ấy  chỉ  có  thể  diễn  ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Sản xuất càng xã hội hóa, chuyên môn hóa thì càng đòi hỏi phát triển sự hiệp tác và trao đổi hoạt động kinh tế trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hóa giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động sản xuất khác nhau. 

– Chỉ có phát triển kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển  năng  động.  

Trong  cơ  chế  kinh  tế  cũ,  vì  coi  thường  quy  luật  giá  trị,  cạnh tranh,  cung  cầu  nên  các  cơ  sở  kinh  tế  cũng  thiếu  sức  sống  và  động  lực  để  phát triển sản xuất. Sử dụng kinh tế thị trường là sử dụng quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng hóa do mình làm ra. Chính vì thế mà nền kinh tế trở nên sống động. Mỗi người sản xuất đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập. 

Phát triển nền kinh tế thị trường phù hợp với sự phát triển của llsx.

– Phát triển nền kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người. ở nông thôn nước ta, sự phát triển kinh tế thị trường và việc tăng tỷ lệ hàng hóa nông sản đã làm cho hàng hóa bán ra của nông dân nhiều lên, thu nhập tăng lên, đồng thời các ngành nghề ở nông thôn cũng ngày một phát triển, tạo ra cho nông dân nhiều việc làm. Đó cũng là điều đã diễn ra ở thành phố, đối với những người lao động thành thị. 

– Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động có trình độ cao. Muốn thu được lợi nhuận, họ cần phải vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá thành sản  phẩm,  làm  cho  sản  xuất  phù  hợp  với  nhu  cầu  của  thị  trường,  nâng  cao  hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ kinh tế. 

Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế.

Đó là con đường đúng đắn để  phát  triển  lực  lượng  sản  xuất,  khai  thác  có  hiệu  quả  mọi  tiềm  năng  của  đất nước  để  thực  hiện  nhiệm  vụ  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  đất  nước.  Kinh  tế hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của thời  kỳ  quá  độ  lên  chủ  nghĩa  xã  hội  mà  trái  lại  thúc  đẩy  các  nhiệm  vụ  đó  phát triển mạnh mẽ hơn. 

Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển sang mô hình kinh tế thị trường của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình kinh tế đó, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước  đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm cao.  Hệ  thống  kết  cấu  hạ  tầng  kỹ  thuật  và  xã  hội  được  tăng  cường.  Đời  sống  của nhân dân được cải thiện, nâng cao tích luỹ xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. 

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
Đề thi thử môn Toán – THPT Trần Nhân Tông – Quảng Ninh
No img
Nội dung kiến thức Hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3 Khảo sát và vẽ đồ thị ...
Vị trí kỷ giả dụng – Đắc nhân tâm
No img
Vị Trí Kỷ Giả DụngMột Bà bạn tôi ở Nữu Ước, bà Gent, mướn một người ở gái và hẹn ...
THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022 – VẬT LÍ – ĐỀ 14
THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022  – VẬT LÍ – ĐỀ 14
ĐỀ THI THỬ PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌAĐỀ 14KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022Bài thi: KHOA HỌC ...
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng điện từ_ND 3_Đáp án
Tuyển tập câu hỏi lý thuyết_Sóng điện từ_ND 3_Đáp án
Để được giải đáp những vấn đề mình thắc mắc các bạn vào group: Học Vật lý cùng Nhân Thành ...
VẬT LÝ 10 – ND1. LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
VẬT LÝ 10 – ND1. LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 - LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC, VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH ...