Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
SỰ PHÁ SẢN CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP
Việc thay đổi mối đây của chính phủ Poăngcarê đã không khỏi có những vang dội sang các thuộc địa. Nước Pháp luôn luôn tự cho mình là một cường quốc thực dân sô’ một biết cách thực dân. Ngay cả ông Anbe Xarô cũng vậy, ông ta luôn luôn khoe mình là người Pháp số một biết cách khai thác thuộc địa. Đê làm công việc khai thác ấy, ông ta đòi phải có 4 tỷ phrăng. Đê tìm cho ra món tiền ấy, ông ta đã viết một cuốn sách dày những 674 trang. Ây thê mà vị bộ trưởng vĩ đại ấy lại vừa bị đuổi ra khỏi đảng của ông ta vì ông ta đã bỏ phiếu cho quan thầy là Poăngcarê. Rồi cái ông Poăngcarê bạc bẽo này cũng lại vừa mối đuổi vị bộ trưởng vĩ đại ấy ra khỏi chính phủ nốt. Thế là vị bộ trưởng vĩ đại ấy bị cách tuột hết cả, chẳng được một tý nào, cũng chang khai thác được thuộc địa nào của ông ta. Thay thê ông ta là một anh lính, xin lỗi, một “đại tá không tên tuổi”. Việc cách chức này một lần nữa lại chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chê độ thực dân Pháp đã phá sản.
Trong khi chò đợi một cái gì tốt đẹp hơn, dân Pháp mỗi năm phải nộp hơn 237.000.000 phrăng (ngân sách năm 1923) cho Bộ Thuộc địa của họ, hơn 1.172.186.000 cho các đội quân thuộc địa và những khoản chi phí ở Maroc, tổng cộng là 1.409.186.000 phrăng.
Thê là mỗi người Pháp – bất luận giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nũ – đều bị bắt buộc mỗi năm phải đóng hơn 36 phrăng
cho cái quỹ “Sứ mệnh khai hoá”. Đe làm lợi cho ai? Cô’ nhiên không phải là để làm lợi cho người đóng thuê và càng không phải là làm lợi cho nước Pháp. Lát nữa, chúng tôi xin chứng minh điều đó.
Thí dụ, năm 1922, tổng giá trị thương nghiệp của các thuộc địa Pháp là 4.358.105.000 phrăng, trong đó:
- về nhập khẩu và 2.253.646.636 về xuất khẩu.
Trong tống sô’ đó, doanh sô’ giữa nước Pháp và các thuộc địa của nó chỉ có 1.585.000.000 phrăng, còn doanh sô’ giữa các thuộc địa với nước ngoài lại lên tối 2.666.739.000 phrăng.
Những con sô’ về Đông Dương lại còn hùng hồn hơn nữa.
Trong sô’ 5.484 chiếc tàu đăng ký ồ các cảng Đông Dương và đã chồ vào 7.152.910 tấn hàng, chỉ có 779 tàu Pháp với 1.464.852 tấn so vói 787 tàu Anh với 1.575.079 tấn!
Năm 1921, trong tổng giá trị hàng nhập khẩu là 807.729.362
phrăng, nước Pháp chỉ chiếm có 247.602.029 phrăng.
Cả nước Pháp và các thuộc địa khác của nó chỉ xuất khẩu có 169.147.115 phrăng trong tổng giá trị hàng xuất khẩu là 1.284.003.885 phrăng.
Phải chăng là làm lợi cho dân bản xứ? Sau đây các bạn sẽ biết.
Năm 1923, Đông Dương xuất khẩu:
1.439.995 tấn gạo 622.035 tấn than đá 65.413 tấn xi măng 61.917 tấn ngô 312.467 tạ cá 27.690 tấn kẽm 19.565 gia súc
7.927 |
tấn đường |
6.860 |
tấn dừa |
46.229 |
tấn cao su |
7.150 |
tấn cây có chất nhuộm |
3.617 |
tấn bông |
30.760 |
tạ hạt tiêu |
21.492 |
tạ đỗ |
2.609 |
tấn da |
12.798 |
tạ mây |
12.319 |
tạ sơn |
8.499 |
tạ cà phê |
6.084 |
tạ chè |
480.833 |
kg quế |
117.241 |
kg dầu hồi |
17.943 |
kg tơ lụa |
|
Vậy mà, các bạn có biết phần của người bản xứ trong việc buôn bán khổng lồ về sản phẩm do đất đai và lao động của họ sản xuất ra là bao nhiêu không ? Phần của dân bản xứ vẻn vẹn có 542 thuyền buồm trọng tải 12.231 tấn mà thôi\
Sau cái nhìn bao quát trên, chúng ta có thể kết luận rằng chế độ thực dân Pháp chỉ làm lợi cho một bọn đầu cơ, cho những tên chính khách bất lương và vô tài ồ chính quốc, cho bọn buôn rượu và thuốc phiện, cho lũ con buôn vô hêm sỉ và bọn lý tài xấu xa.
Bạn muốn có thêm bằng chứng ư? Nhà Ngân hàng Đông Dương:
Năm 1876 chỉ có 24 triệu phrăng vốn kinh doanh, thế mà 1885 đã có 145 triệu phrăng vốn kinh doanh.
1895 – 222 triệu phrăng
1905 – 906 triệu phrăng
1917 – 2. 005 triệu phrăng 1921 – 6.718 triệu phrăng
Còn tiền lãi của nó thì đã từ 126.000 phrăng năm 1876 lên tối
- phrăng năm 1921!
Những món lãi ấy chui vào túi ai?
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số’ 26, ngày 14-5-1924.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!