Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
SỰ CHĂM SÓC ÂN CẦN
Đây là một câu chuyện cũ, nó cũng cũ như chiến tranh. Trong khi hứa hẹn phẩm hàm cho những người Đông Dương tình nguyện(?) còn sống và vàng mã cho những người chết “vì mẫu quốc”, viên Toàn quyền Đông Dương đã thất ra những lời cảm động như sau:
Các anh gia nhập quân đội hàng loạt, không do dự rời quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Là lính trận, các anh đi tòng quân đế hy sinh xương máu của mình; là lính thợ, các anh cống hiến hai bàn tay của mình” (1919).
Lịch sử chép như vậy đó!
Nếu người An Nam tỏ ra vui mừng khi người ta bắt họ đi lính thì tại sao người ta lại xích tay họ lùa đến các địa điểm tập trung? Tạo sao trong khi chờ đợi đưa xuống tàu, người ta lại nhốt họ trong Trường trung học Sài Gòn, bên ngoài là lính cảnh vệ Pháp gác, lưổi lê ở đầu súng, đạn đã lên nòng? Phải chăng những cuộc biếu tình đẫm máu ở Cao Miên, những cuộc nổi dậy ở Sài Gòn, Biên Hoà và ở nhiều địa phương khác là những cuộc biểu tình của “đám người” nôn nóng, muốn tòng quân “không do dự”?
Người ta ra sức đàn áp dã man các cuộc đảo ngũ (và có chừng 50% lính dự bị đảo ngũ). Do đó, các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, nhưng bị bọn thực dân dìm trong bể máu. Những người An Nam ấy cũng bị chết trong thời chiến. Song người ta sẽ không cúng tế họ “sau khi chết”, còn những người sống sót thì cũng chang được quan
Toàn quyền khen thưởng.
Phải, quan Toàn quyền nói thêm rằng, dĩ nhiên muốn xứng đáng được hưởng “ân huệ” và “sự hậu đãi” của nhà nưốc thì các anh (những người lính Đông Dương) “phải có hạnh kiếm tốt, không mảy may tỏ ra thiếu thiện chí”.
Hiện nay, khi họ dùng rượu và thuốc phiện do chính bàn tay chính phủ bán thì có thế nào họ lại không phải là những người “dễ bảo”?
NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo L’Humanité, ngày 2-11-1922.
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!