Phép thử, biến cố, biến cố đối, không gian mẫu

Phép thử, biến cố, biến cố đối

1. Định nghĩa không gian mẫu

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T.

a) Nếu A là tập con của Ω thì ta nói A là biến cố (liên quan đến phép thử T).

b) Trong kết quả của việc thực hiện phép thử T, nếu có một phần tử của biến cố xảy ra thì ta nói “biến cố A xảy ra”

2. Chú ý:

2.1  Xét phép thử T:

Giả sử A là một sự kiên (trong thực tế của phép thử T) mà việc xảy ra hay không xảy ra của nó phụ thuộc vào kết quả của việc thực hiện phép thử T; giả sử C là một kết quả có thể có của phép thử T.

Khi phép thử T được thực hiện, nếu C xảy ra kéo theo sự kiện A cũng xảy ra thì ta nói: C là kết quả có thể có (của phép thử T) thuận lợi cho A.

Theo định nghĩa ở trên, ta có: Tập hợp tất cả những kết quả có thể có (của phép thử T) thuận lợi cho sự kiện A là một biến cố liên quan đến phép thử T (ta cũng kí hiệu biến cố này là A).

Khi phép thử T được thực hiên, sự kiện A và biến cố A kể trên là đồng thời cùng xảy ra hoặc đồng thời cũng không xảy ra. Do đó chúng được đồng nhất với nhau, và sự kiện A cũng được gọi là biến cố (biến cố A).

2.2 Từ định nghĩa ở trên, ta có: Mỗi một phần tử của biến cố A là một kết quả có thể có (của phép thử được xét) thuận lợi cho biến cố A.

Như vậy, trong mọi trường hợp ta đều có: Biến cố A là một kết quả có thể có (của phép thử được xét) thuận lợi cho A.

3. Biến cố không thể và biến cố chắc chắn:

3.1 Định nghĩa:

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T, ta có các định nghĩa sau:

a) Biến cố A được gọi là biến cố ngẫu nhiên (liên quan đến phép thử T), nếu như A ≠ Φ và A là tập con thực sự của Ω.

b) Tập Φ được gọi là biến cố không thể (liên quan đến phép thử T) (gọi tắt là biến cố không).

c) Tập Ω được gọi là biến cố chắc chắn (liên quan đến phép thử T).

3.2 Chú ý:

a) Biến cố ngẫu nhiên liên quan đến phép thử T được đồng nhất với sự kiện có thể xảy ra, nhưng cũng có thể không xảy ra, mỗi khi phép thử T được thực hiện.

b) Biến cố không thể liên quan đến phép thử T được đồng nhất với với sự kiện nhất định không xảy ra, mỗi khi phép thử T được thực hiện.

c) Biến cố chắc chắn liên quan đến phép thử T được đồng nhất với sự kiện nhất định phải xảy ra, mỗi khi phép thử T được thực hiện.

4. Các quan hệ và các phép toán trên các biến cố (liên quan đến cùng một phép thử)

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T; A, B, C là các biến cố cùng liên quan đến phép thử T, ta có các định nghĩa và các kết quả sau:

4.1 Hai biến cố đồng nhất:

Định nghĩa:

Hai biến cố A và B là đồng nhất với nhau khi và chỉ khi “Tập A bằng tập B”

Chú ý: Từ định nghĩa trực tiếp suy ra rằng hai biến cố A và B đồng nhất với nhau khi và chỉ khi chúng đồng thời xảy ra hoặc đồng thời cùng không xảy ra, mỗi khi phép thử T được thực hiện.

Kí hiệu: A = B.

4.2 Hợp và giao của các biến cố:

a) Định nghĩa 1:

Với A, B là các biến cố cùng liên quan đến phép thử T thì tập A ∪ B cũng là một biến cố liên quan đến phép thử T. Biến cố A ∪ B được gọi là hai biến cố A và B.

Chú ý:

(C = A ∩ B) ⇔ (C = “Đồng thời cùng xảy ra cả hai biến cố A, B”).

Biến cố A ∩ B còn được kí viết là A . B.

4.3 Các tính chất của phép hợp và phép giao cảu các biến cố:

– A ∪ A = A;                      A ∩ A = A;

– A ∪ B = B ∪ A;                A ∩ B = B ∩ A;

– (A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C).

Do có tính chất này, nên ta có thể viết: A ∪ B ∪ C = (A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C) và gọi đó là hợp của ba biến cố A, B, C.

Ta có: (D = A ∪ B ∪ C) ⇔ (D = “Xảy ra ít nhất một trong ba biến cố A, B, C”).

– (A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C).

Do có tính chất này, nên ta có thể viết:

A ∩ B ∩ C = (A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C)

và gọi đó là giao  của ba biến cố A, B, C.

Ta có: (D = A ∩ B ∩ C) ⇔ (D = “Đồng thời xảy ra ba biến cố A, B, C”).

– A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C); A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C).

– A ∪ Φ= A; A ∩ Φ = Φ

– A ∪ Ω = ; A ∩ Ω = A.

4.4 Hai biến cố xung khắc với nhau:

Định nghĩa:

Hai biến cố A và B là xung khắc với nhau khi và chỉ khi A ∩ B = Φ.

Chú ý;

Từ định nghĩa trực tiếp suy ra rằng hai biến cố A và B xung khắc với nhau khi và chỉ khi chúng không thể đồng thời cùng xảy ra mỗi khi phép thử T được thực hiện.

4.5 Biến cố đối:

Định nghĩa:

Nếu A là biến cố liên quan đến phép thử T thì tập Ω A cũng là một biến cố liên quan đến phép thử T và được gọi là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu là .

Chú ý:

Từ định nghĩa trực tiếp suy ra:

a) = “Không xảy ra biến cố A”. Từ đó ta có: ( xảy ra) ⇔ (A không xảy ra).

b) là phần bù của A trong Ω.

c) B là biến cố đối của biến cố A thì A là biến cố đối của biến cố B (A và B là hai biến cố đối nhau). Đồng thời ta có:

( A và  B là hai biến cố đối nhau)  ⇔ .

Để lại một bình luận

1 Bình luận on "Phép thử, biến cố, biến cố đối, không gian mẫu"

avatar
Sắp xếp:   mới nhất | cũ nhất | bình chọn nhiều nhất
trackback

[…] x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm khi và chỉ khi ∆ = b2 – 8 ≥ 0 (*). Vì vậy nếu A là biến cố: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 có […]

wpDiscuz
Bài liên quan
no img nhan thanh
Biểu diễn biến cố -Bài tập 4 trang 64
Hai xạ thủ cùng bắn vào bia.Kí hiệu Ak là biến cố: "Người thứ k bắn trúng", k = 1, 2. a) Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1 A2 : A: "Không ai bắn trúng"; B: "Cả hai đểu ...
Chuyên mụcXác suất
no img nhan thanh
Bài toán đếm hình Bài 8 – trang 77 sách Đại số và giải tích 11
 Cho một lục giác đều ABCDEF. Viết các chữ cái A, B, C, D, E, F vào 6 thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tìm xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi ...
Chuyên mụcXác suất
no img nhan thanh
Bài 1 trang 63 sách giao khoa đại số và giải tích lớp 11 cơ bản
Đề bài: Gieo một đồng tiền ba lần:a) Mô tả không gian mẫu.b) Xác định các biến cố:A: "Lần đầu xuất hiện mặt sấp";B: "Mặt sấp xảy ra đúng một lần";C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".Bài giải:a) ...
Chuyên mụcXác suất
no img nhan thanh
Bài toán sắp xếp – Chọn toa tàu, cửa hàng
Đoàn tàu điện gồm 3 toa tiến vào một sân ga, ở đó đang có 12 hành khách chờ lên tàu. Giả sử hành khách lên tàu ngẫu nhiên và mỗi toa còn hơn 12 chổ trống.Tính xác suất: Tất cả ...
Chuyên mụcXác suất
Sách và tư liệu
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN
No img
THỐNG CHẾ LIÔTÂY VÀ BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYÊNThủ hiến xứ Marốc cho bản đại hiến chương của giai cấp ...
6_Công thức cơ bản chương Lượng tử ánh sáng
6_Công thức cơ bản chương Lượng tử ánh sáng
PHỤC VỤ ÔN LUYỆN TỐT NGHIỆP VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC - NHANTHANHGROUP
VẬT LÝ 10 – ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 THPT CHU VĂN AN
VẬT LÝ 10 – ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 THPT CHU VĂN AN
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM, VẬT LÝ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO.
Vật lý 12_Tổng ôn lý thuyết chương sóng điện từ_có đa
Vật lý 12_Tổng ôn lý thuyết chương sóng điện từ_có đa
Kết bạn với facebook cùng Nhân Thành để được giải đáp: nhanthanhcs1@gmail.com
VẬT LÝ 10 – C4-ND4: THẾ NĂNG
VẬT LÝ 10 – C4-ND4: THẾ NĂNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NHỮNG BÀI TẬP CƠ BẢN ĐỂ HIỂU NỘI DUNG.