Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
Câu 1: Phân tích vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ giữa ba bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Liên hệ với thực tiễn hiện nay (5 điểm)
Trả lời:
– Khái niệm
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức được thành lập ra nhằm thực hiện lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bằng cách tác động đến nhà nước
Hệ thống chính trị Việt Nam lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3-1989) thay cho khái niệm chuyên chính vô sản
Hệ thống chính trị Việt Nam được ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945(khi chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân) thay thế cho hệ thống chính trị thực dân nửa phong kiến do thực dân pháp áp đặt.
Hệ thống chính trị Việt nam là một chỉnh thể bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cực chiến Binh Việt Nam). Mỗi tổ chức đều có vị trí, vai trò, phương thức hoạt động khác nhau với những chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo củamột Đảng duy nhất cầm quyền, sự quản lý của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
– Vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành
ĐCSVN
Khái niệm
Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mặt thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật
Vị trí
Là thành viên trong hệ thống chính trị và là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị đó
Vai trò
Đảng có vai trò đó là lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội thông qua việc ban hành các chủ trương, đường lối, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình
Định hướng chính trị cho các thành viên trọng hệ thống chính trị
Thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị
* Nhà nước CHXHCNVN
Khái niệm
Là tổ chức quyền lực thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vị trí
Là thành viên của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị ở Việt Nam, là công cụ thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Vai trò
Nhà nước có vai trò trong việc quản lý các mặt của đời sống xã hội như kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh.
Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân.
Nhà nước thể chế hóa những quan điểm chủ trương của Đảng thành Hiến pháp và pháp luật, nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội thông qua hệ thống pháp luật.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Cơ quan lập pháp
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội…..Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
+ Cơ quan hành pháp:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội. Chính phủ thống nhất việc quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại.
+ Cơ quan tư pháp: bao gồm Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
* Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài
Mặt trận TQVN hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên. ĐCSVN vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo MTTQ
+ Các đoàn thể nhân dân vừa là thành viên của MTTQ vừa có vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ nhất định do Hiên pháp và pháp luật quy định và được đảm bảo có hiệu lực trong thực tế. Tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, các đoàn thể nhân dân vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành pháp luật, chính sách; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và thực hiện có hiệu quả cơ chế Đảng lãnh dạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Chức năng MTTQ và các đoàn thể nhân dân đó là giám sát và phản biện xã hội
– Mối quan hệ
Các thành viên trong hệ thống chính trị có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.
ĐCSVN đề ra chủ trương, đường lối, nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối đó thành chính sách pháp luật, MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội
– Liên hệ thực tế
Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm có: tổ chức cơ sở Đảng; hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; mặt trận tổ chức và các đoàn thể nhân dân( Công đoàn cơ sở, Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh)
Tổ chức cơ sở đảng đưa ra nhưng chủ trương,nghị quyết để phát triển kinh tế,- xã hội, thực hiễn những nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của cơ sở, xây dựng và phát triển cơ sở về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cơ sở, làm tròn nghĩa vụ của cơ sở đối với cả nước.
UBND Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
MTTQ và các đoàn thể cơ sở là các cơ quan được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên; chấp hành chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước, thực hiện việc giám sát và phản biện các đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Khắc Niệm
Nhà nước – Pháp luật
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!