Fori.vn – Sản phẩm tốt – giá tốt nhất
NƯỚC AN NAM DƯỚI CON MẮT NGƯỜI PHÁP
Trong một bản tuyên bố, ông Bô lúc đó là toàn quyền Đông Dương, nói với người An Nam như thế này:
“Hổi nhân dân An Nam!
Chúng ta đến nước các ngươi là nốỉ gót ông cha chúng ta đã từng lui tổi bò biến nước các ngươi từ hai thế hỷ nay.
Chúng ta đến đây cũng với một tinh thần mạo hiểm và một ý muốn khai hoá.
Không hiểu phong tục và lịch sử nước các ngươi, chúng ta tưởng đem đến cho một dân tộc dã man những ân huệ của một nền văn minh cao cả.
Chúng ta đã đi khắp đồng ruộng, núi đồi và ồ đâu chúng ta cũng khen cho sự cần cù không mệt mỏi của các ngươi.
Chúng ta đi qua khắp kinh kỳ, ồ đâu chúng ta cũng thấy có cơ sở tổ chức đáng khen.
Chúng ta đã vào nhà các ngươi và chúng ta cũng thấy trong gia đình trên kính dưới nhường, thờ phụng tổ tiên.
Chúng ta đã đi thăm các đền chùa, được đọc những câu châm ngôn làm vẻ vang cho nhân loại”.
Ông Đờ Puvuôcvin cũng viết: “Chúng ta thấy ồ đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kê cả khoa học quản lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính; người An Nam bình thường mà người ta gặp bất cứ ồ đâu cũng đều như vậy cả… Trong đám người bình dân, người ta cũng thấy những thuần phong mỹ tục ấy, cả ồ những người mà xưa nay chúng ta thường quen gọi là bọn côn đồ, quân ăn cướp”.
Bây giờ chúng ta xét xem dân tộc ấy bị ai cai trị và cai trị bằng cách nào.
“Chúng ta tối đây không làm cho người An Nam giàu lên chút nào mà còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài. Cạnh tranh của người Âu đã bóp chết một sô công nghiệp, thuế má nặng nề làm phá sản một số công nghiệp khác”. (Đại tá Bécna).
“Xã hội cũ An Nam tổ chức tốt như thế đã bị chúng ta phá huỷ. Chúng ta tìm cách thay thê nó bằng những tổ chức thô sơ theo kiểu Pháp, nhưng vô hiệu.
Khắp nơi, người ta vi phạm luật lệ của người An Nam, coi thường phong tục, cướp bóc tài sản; mượn cố đỉ trấn áp, nên quân lính “được thể” lại tha hồ cướp phá, giết chóc; thú tính xấu xa nhất lại hoành hành; đến cái vẻ công lý cũng không còn; không một viên chỉ huy nào mà miệng không chửi rủa, tay không múa dùi cui, chúng chỉ trấn áp chứ không cần giảng giải gì”. (Đờ Puvuốcvin).
“Nếu bọn Đức buộc cho hai bị chúng xâm chiếm một chế độ giông như chê độ mà chúng ta bắt buộc những người chúng ta gọi là dân bảo hộ kia phải theo, thì tất cả châu Ảu văn minh sẽ đứng lên chống lại chúng”. (V. Đốctông).
“Tôi mạn phép nói rằng cách khai hoá đánh vỡ đầu người ta chứ không cải biến đầu óc cho người ta, như thê là hơi thô bạo. Đây là những người đang sống yên ổn trong nhà họ. Bỗng nhiên chúng ta xông vào đất đai không phải của chúng ta, mang danh nhân đạo, chúng ta chém giết những người bản xứ hoặc đuối họ ra khỏi nhà. Chính cái đó đã gợi cho họ một ý niệm kiêu hãnh đối với cái văn minh ấy. Vì tình nhân loại, người ta giết; vì tình nhân loại, người ta cướp đoạt; vì tình nhân loại, người ta bóc lột những người bản xứ!”. (E.Macác).
“Tôi không tưởng tượng được – ông Đume, Toàn quyền Đông Dương viết – tôi không tin rằng người ta có thể có một quan niệm về một chính phủ thuộc địa kỳ quái vô lý nào hơn Chính phủ Nam Kỳ hiện nay. Ngay lúc đầu người ta đã đạt đến lý tưỏng kiểu đó rồi.
Nam Kỳ được đặt ngang hàng với các thuộc địa “lâu đời” của chúng ta như Máctiních, Goađơlúp, Rêuyniông; cũng như những thuộc địa này, Nam Kỳ có đại biểu ồ nghị viện Pháp và có hội đồng dân cử địa phương”.
Ở đây tôi không muôn nghiên cứu để đánh giá tổ chức ồ các thuộc địa lâu đời, hoặc đê xem việc xác lập quyền lập pháp ồ đây có phù hợp với chế độ đại nghị ồ chính quốc không. Nhưng ít ra người ta cũng phải giải thích sự tồn tại của một hội đồng chính trị có quyền lực gần như cao nhất ồ một nước có phố thông đầu phiếu, trong đó tất cả mọi người dân, dân bản xứ hay dân Pháp, đều là công dân của nước cộng hoà được hưởng đầy đủ quyền lợi chính trị. [1] ở Nam Kỳ thì không giống như thế chút nào, dân bản xứ là những thần dân Pháp chứ không phải là công dân Pháp.
Trong số 2.000 người Pháp ở Nam Kỳ người ta đã tính có đến người sống dựa vào ngân sách, còn trong số 500 kia thì cũng chỉ có một số người không có quan hệ với Nhà nước. Như vậy là trong dân số 3 triệu người không có được hai nghìn cử tri[2], và ba phần tư những người này lại là công chức. Ây thế mà người ta gọi đó là phổ thông đầu phiếu!
Nhóm đa sô những người ăn lương ấy bầu ra một đại biểu vào hạ nghị viện, chỉ định hội nghị lập pháp ồ thuộc địa tức là hội đồng thuộc địa. Người ta có thể bẻ lại rằng hội đồng ấy gồm có hội viên người An Nam[3], có đại biểu của phòng thương mại và của hội đồng tư vấn. Thực tê thì những hội viên do đoàn tuyển cử Nam Kỳ bầu ra làm chúa trong hội đồng; những thành phần khác của hội đồng chỉ biết cúi đầu nghe theo và không dám hé răng. ở đây người ta thấy tất cả cái tôt đẹp của chê độ: một nhóm đa số người ăn lương ngân sách sắp đặt lấy các khoản chi và quyết định lấy những khoản thuê phải thu. Một câu tục ngữ đã nói: “Trước khi thương người phải thương mình đã”. Tiền thuê còn đem dùng để đài thọ những công vụ mối, nhò đó mà thêm được cử tri, dùng để hậu đãi viên chức Nhà nước và những người bạn của họ, cách dùng tiền như thế còn gì tốt hơn nữa!
Tất cả thê lực tàn bạo, vô chính phủ do các tổ chức tạo ra bất
chấp quyền lực Nhà nước đều tập trung trong tay ông X… một người thông minh và khôn khéo, ông ta tập hợp xung quanh mình một phe phái dễ diều khiến bằng cách chiều chuộng họ và thoả mãn những điều họ khao khát. Người ta bỏ phiếu bầu cho ông X… và cho các bạn của ông ta vào hội đồng thuộc địa và hội đồng thành phô; người ta bầu ông X… vào hạ nghị viện. Muôn nắm được cả bộ máy cai trị, chỉ cần có một số những cử tri trung thành chiếm đa số là được. Ớ đây người ta đã nắm được họ và nắm riêng từng người một; rồi đặt nơi này hay nơi kia vài tên tay sai đề đi sát ho; người ta bảo đảm địa vị cho họ, bằng cách lưu ý đến việc tuyến lựa nhân viên Nhà nước, vì chính những người này cũng vừa là cử tri nữa đấy.
Nhóm cử tri đầu tiên có kỷ luật là nhóm người da đen An Độ. Những người Ân Bengan không bị luật lệ Pháp chi phôi, nhưng họ vẫn được xem như là người Pháp như thường; họ là công dân, là cử tri, họ được tham gia các cuộc bầu cử. Người An Nam ở trong nước mình lại không phải là công dân và không được đi bầu. Bên cạnh đoàn quân người Ản sẵn có, ngoan ngoãn đi theo ấy, cần thiết phải bổ sung một đội quân lớn mạnh những công chức người Âu. Thì người ta đã tìm được những người này ồ các công sở, người ta đã bỏ khá nhiều tiền thuế của dân đê mua chuộc sự giúp đỡ của họ.
Hội đồng thuộc địa săn sóc đến cử tri viên chức nhưng cũng không bỏ quên bản thân mình. Có những lúc tất cả những ông hội đồng, không trừ một ai, đều lần lượt được hội đồng biểu quyết giao cho những việc có lợi lớn. Việc trưng thầu một con đường, mà công việc kéo dài năm này qua năm khác, không ai kiểm soát, đã đem lại những món lời thưòng xuyên cho một ông hội đồng nọ. Một ông thứ hai là bác sĩ chuyên trị cho viên chức ồ thuộc địa, được hưởng lương rất cao; một ông khác là bác sĩ công tác ồ thành phố lớn; một hội viên thứ tư được trưng thầu cung cấp giấy má và sổ sách in. Không phải chỉ có cử tri một mình được hưởng thụ chê độ này, người trúng cử cũng có phần mình trong ấy chứ.
Người An Nam âm thầm đóng góp cho bọn chúng, nhưng bọn chúng không thèm hỏi ý kiến họ bao giờ.
[1] Hai tỉnh Andátxơ và Loren của Pháp bị Đức chiếm đóng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
[2] Đều là những người Pháp. (Chú thích của tác giả).
[3] Cứ hai ngưòi Pháp thì có một người An Nam. (Chú thích của tác giả).
Để lại một bình luận
Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!