Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng

Đại hội lần thức IV của Đảng (tháng 12-1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại: “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Trong quan hệ các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô – coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, tập trung và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Đại hội lần thứ V của Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.

Về quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phần biệt chế độ chính trị.

Thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1986 là xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.

Để lại một bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz
Bài liên quan
Sách và tư liệu
PHÁT BIÊU TẠI PHIÊN HỌP THỨ BẢY HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT QUỐC TẾ NÔNG DÂN
No img
PHÁT BIÊU TẠI PHIÊN HỌP THỨ BẢY HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT QUỐC  TẾ NÔNG DÂNThưa các đồng chí,Tất cả ...
ĐÔNG DƯƠNG – tập 1 Hồ Chí Minh toàn tập
No img
ĐÔNG DƯƠNGTuy rằng Quốc tê Cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng ...
Dân vận khéo
No img
Dân vận khéoNgày 15-10-1949, Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự Thật, cơ quan ngôn ...
VIỆN HÀN LÂM THUỘC ĐỊA
No img
VIỆN HÀN LÂM THUỘC ĐỊATuy đã ở thuộc địa lâu năm, bạn Xôra của tôi là một người dễ thương. ...
Đề cương ôn tập môn Vật lý tc2-LTU
Đề cương ôn tập môn Vật lý tc2-LTU
Đề cương ôn tập môn Vật lý tc2-LTUDe cuong VLTC2